Tết Hàn Thực tiếng trung là gì – Nguồn gốc và ý nghĩa

Trung tâm tiếng anh Vĩnh yên
Tết Hàn Thực tiếng trung là gì – Nguồn gốc và ý nghĩa

Trong văn hóa dân gian Việt Nam, Tết Hàn thực còn được gọi với cái tên là Tết Bánh trôi bánh chay diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch xuất hiện chủ yếu ở Trung Quốc và Việt Nam. Cùng tiếng trung Phương Lan tìm hiểu chi tiết về ngày lễ độc đáo này trong bài viết sau đây.

tiếng trung HSK1 tại Vĩnh Phúc

Tết Hàn thực là gì? Nguồn gốc của Tết Hàn Thực

Tết Hàn Thực hay Tết Bánh trôi bánh chay (ở Việt Nam) là một ngày Tết được diễn ra vào ngày 03 tháng 03 âm lịch hàng năm. Trong tiếng Hán “Hàn Thực – 寒食 – /hánshí/” có nghĩa nghĩa là “thức ăn lạnh”. Mỗi lần đến Tết Hàn Thực mọi người đều nặn bánh trôi, bánh chay, nấu chè trôi nước cúng lên tổ tiên và đi lễ chùa vào ngày này. Tết Hàn Thực là ngày lễ truyền thống thường diễn ra tại Trung Quốc, miền Bắc Việt Nam và một số cộng đồng người Hoa trên thế giới.

Tết Hàn Thực được bắt nguồn từ Trung Quốc, dựa theo điển tích Giới Tử Thôi thời Xuân Thu chiến quốc. Theo truyền thuyết, xưa kia vua Tấn là Tấn Văn Công gặp loạn nên phải lưu vong, lúc ở nước Tề, lúc ở nước Sở. Hiền nhân Giới Tử Thôi vẫn luôn ở bên cạnh phò tá vua Tấn.

Một hôm trên đường trốn thoát, do đã hết lương thực nên Giới Tử Thôi đã cắt một phần thịt đùi để nuôi vua. Sau khi vua Tấn ăn xong, biết được sự việc đã rất cảm kích trước sự hy sinh của Giới Tử Thôi.

Giới Tử Thôi đã giúp đỡ nhà vua suốt mười chín năm, cùng nhà vua trải qua thời gian gian khổ, ông cũng đã nỗ lực khổ luyện thành tài. Khi Tấn Văn Công lấy lại ngôi vua Tấn, ông phong chức, ban thưởng cho những người có công nhưng lại quên đi người kề cận và giúp đỡ ông nhất là Giới Tử Thôi.

Giới Tử Thôi cho rằng bổn phận của kẻ bề tôi là phải giúp đỡ vua nên ông cũng không hề phàn nàn. Ông trở về nhà và cùng mẹ lên núi Điền Sơn để ở ẩn, sống một cuộc sống yên bình.

Lúc này vua Tấn Văn Công mới nhớ đến Giới Tử Thôi, sai người về tìm ông. Tuy nhiên, bản thân Giới Tử Thôi không màng danh lợi nên đã không quay về lĩnh thưởng. Nhà vua biết vậy liền ra lệnh đốt rừng để ép ông xuất hiện. Tuy nhiên, ông đã quyết chí không ra ngoài, hai mẹ con chết cháy trong rừng.

Lúc này vua Tấn Văn Công đã hối hận về hành động của mình. Ông đã xây dựng đền thờ Giới Tử Thôi trên núi và đổi tên núi thành Giới Sơn. Vua ra lệnh cho dân chúng không được đốt lửa trong 3 ngày từ ngày 3 tháng 3 đến ngày 5 tháng 3 âm lịch và chỉ ăn đồ nguội đã nấu sẵn. Từ đó, Tết Hàn Thực được ra đời.

nguồn gốc lễ hội Hàn Thực

Nguồn gốc lễ hội Hàn Thực theo truyền thuyết Trung Quốc (ảnh nguồn: Baidu)

Tết Hàn thực trong tiếng trung là gì?

Tết Hàn Thực tiếng Trung gọi là 寒食节 /Hánshí jié/. Bên cạnh đó, trong tiếng trung Tết Hàn Thực còn được gọi với những tên gọi khác như: 禁火节 /jìn huǒ jié/、禁烟节 /jìnyān jié/、冷节 /lěng jié/、百五节 /bǎi wǔ jié/. Chữ “Hàn” trong tiếng Hán Việt có nghĩa là “lạnh”, chữ “Thực” có nghĩa là “thức ăn, thực phẩm”, Tết Hàn Thực được hiểu là ngày tết mà mọi người ăn những đồ ăn nguội đã nấu sẵn từ trước.

Từ vựng về tết Hàn Thực trong tiếng Trung

吃冷食 /chī lěngshí/: Ăn đồ lạnh, ăn đồ nguội

禁止生火 /jìnzhǐ shēnghuǒ/: Cấm đốt lửa

春秋时代 /chūnqiū shídài/: Thời kỳ xuân thu

寒食节 /hánshí jié/: Tết Hàn Thực

汤圆 /tāngyuán/: Bánh trôi, bánh chay

汤团 /tāngtuán/: Bánh trôi, bánh chay

糯米 /nuòmǐ/: Gạo nếp

糯米粉 /nuòmǐ fěn/: Bột gạo nếp

糯米饭 /nuòmǐ fàn/: Cơm nếp, xôi nếp

糯米糕 /nuòmǐ gāo/: Bánh gạo nếp

卷子 /juǎnzi/: Bánh cuốn

米粉 /mǐfěn/: Bột gạo

绿豆 /lǜdòu/: Đậu xanh

芝麻 /zhīma/: Hạt vừng, hạt mè

椰丝 /yē sī/: Dừa bào sợi

姜 /jiāng/: Gừng

揉 /róu/: Nặn, nhào

祭扫 /jì sǎo/: Cúng mộ

踏青 /tàqīng/: Đạp thanh

祭祀 /jìsì/: Thờ cúng, cúng tế

祭祖 /jì zǔ/: Cúng tổ tiên, bái tổ

礼佛 /lǐfó/: Lễ phật

từ vựng tiếng trung về lễ hội hàn thực

Một số mẫu câu tiếng trung nói về tết Hàn Thực

“寒食节”就是吃冷食的节日。.

/“Hánshí jié” jiùshì chī lěngshí de jiérì./

tết Hàn Thực chính là lễ hội ăn đồ ăn nguội.

2. 每年农历 3 月 3 日寒食节举行.

/Měinián nónglì 3 yuè 3 rì hánshí jié jǔxíng./

Tết Hàn Thực được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 âm lịch hàng năm.

3. 寒食节期间,中国人一般不生火3天

/Hánshí jié qíjiān, zhōngguó rén yībān bù shēnghuǒ 3 tiān/

Trong thời gian tết Hàn Thực, người Trung Quốc thường không đốt lửa trong 3 ngày.

4. 寒食节期间,越南人仍可用火,并正常烹饪。

/Hánshí jié qíjiān, yuènán rén réng kěyòng huǒ, bìng zhèngcháng pēngrèn./

Trong tết Hàn Thực, người Việt Nam vẫn dùng lửa và nấu ăn bình thường.

5. 如今,一些家庭喜欢做多彩的汤圆。

/Rújīn, yīxiē jiātíng xǐhuān zuò duōcǎi de tāngyuán./

Ngày nay, một số gia đình thích làm bánh trôi nhiều màu sắc.

6. 制作汤圆的原料:糯米粉、糖、椰丝

/Zhìzuò tāngyuán de yuánliào: Nuòmǐ fěn, táng, yē sī/

Nguyên liệu làm bánh trôi: Bột nếp, đường, dừa nạo.

Tết Hàn Thực Trung Quốc có gì đặc sắc?

Tết Hàn Thực bắt nguồn từ Trung Quốc, vậy vào ngày này tại Trung Quốc có những hoạt động đặc sắc nào? Dưới đây là những hoạt động truyền thống vào Tết Hàn Thực tại Trung Quốc

Trung tâm tiếng anh Vĩnh yên

Kiêng dùng lửa và ăn đồ nguội

Ngày xưa, tết Hán Thực 寒食节 còn được gọi là tết không khói, người ta cấm đốt lửa và chỉ ăn đồ nguội vào ngày này. Hầu hết người dân Sơn Tây cấm lửa và ăn đồ ăn lạnh trong một ngày, thậm chí có một số nơi cấm lửa trong cả ba ngày tết. Tuy nhiên hiện nay tập tục kiêng dùng lửa chỉ còn xuất hiện tại những vùng nông thôn tại Trung Quốc, trong các thành phố lớn người Trung Quốc đã bỏ tập tục kiêng dùng lửa trong ngày này.

Cúng bái tổ tiên

Vào ngày này, người Trung Quốc sẽ đi viếng mộ, thể hiện sự tôn trọng đối với thế hệ trước. Mọi người sẽ dọn dẹp lại mộ phần, thắp hương khấn vái cầu mong sự phù hộ của tổ tiên. Đây cũng là một nét đẹp văn hóa của người Phương Đông, trong đó có cả Việt Nam.

Các hoạt động dân gian tại Trung Quốc

Bên cạnh việc kiêng dùng lửa, ăn đồ nguội, cúng bái tổ tiên, người Trung Quốc còn có một số hoạt động trò chơi dân gian truyền thống như chơi xích đu, chọi gà, đánh trăn, đua thuyền,… Những trò chơi dân gian được người dân Trung Quốc tổ chức trong suốt 3 ngày tết tại nhiều nơi Trung Quốc.

Ở Việt Nam có tết Hàn Thực không?Tết Hàn Thực 2024 vào ngày nào?

Ở Việt Nam cũng có tết, lễ hội Hàn Thực và lễ hội này cũng được bắt nguồn tử Trung Quốc. Tuy nhiên, sau khi du nhập vào Việt Nam, phong tục này cũng thay đổi theo văn hóa, phong tục tập quán của người Việt. Không giống như Lễ hội Hàn Thực của Trung Quốc, nơi lửa thường không được đốt trong ba ngày và chỉ ăn đồ nguội được chuẩn bị trước đó, ở Việt Nam, người dân vẫn có thể dùng lửa và nấu ăn bình thường.

Tết Hàn Thực của người Việt còn được gọi với cái tên dân giã là Tết Bánh trôi bánh chayTết Bánh trôi bánh chay ở Việt Nam thể hiện rõ nét những nét văn hóa, lối sống độc đáo của người Việt, có ý nghĩa tưởng nhớ về cội nguồn, tổ tiên, tưởng nhớ công ơn của người đã khuất.

Mỗi dịp Tết đến, mỗi thành viên lại ngồi quây quần bên bàn ăn sum họp gia đình. Vào ngày này, các gia đình Việt Nam sẽ chuẩn bị bánh trôi, bánh chay để cúng Phật, cúng tổ tiên, thậm chí cúng vua ở nhiều nơi, để bày tỏ lòng thành của mình.

Mâm cơm nguội ngày Tết gồm có hương, hoa, trái cây tươi và trầu cau, tránh dùng quả có gai để bày ngũ quả. Trên bàn thờ cũng phải có một cốc nước sạch để thể hiện tâm hồn trong sạch, thanh tịnh của gia chủ khi làm lễ.

Đồng thời, mâm cúng ngày Tết không thể thiếu bánh trôi, bánh chay, luôn phải có 5 hoặc 3 đĩa bánh trôi và 3 bát bánh chay dâng lên bàn thờ.

Vào năm 2024, Tết Hàn thực sẽ được diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch, tức thứ năm ngày 11 tháng 4 dương lịch.

Tết Hàn Thực ở Việt Nam và ở Trung Quốc có những nét tương đồng tuy nhiên vẫn có những điểm khác nhau, nếu có dịp bạn có thể trải nghiệm ngày Tết đặc sắc này ở cả 2 đất nước để có được những cảm nhận thú vị hơn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *