QUY TẮC PHÁT ÂM CƠ BẢN TRONG TIẾNG TRUNG

tiếng trung sơ cấp 1

CÁC QUY TẮC PHÁT ÂM CƠ BẢN

Hệ thống thanh điệu trong tiếng Hán:

  1. Thanh điệu:

Thanh điệu là độ cao của âm có khả năng phân biệt nghĩa.

Thanh 1: Đọc như không có dấu trong tiếng Việt nhưng kéo dài, ví dụ: bō (pua)

Thanh 2: Viết và đọc đều giống dấu sắc trong tiếng Việt nhưng đọc dài, ví dụ: bó (púa)

Thanh 3: Viết giống chữ V đọc giống dấu hỏi trong tiếng Việt nhưng đọc dài , ví dụ: bǒ (pủa)

Thanh 4: Viết giống dấu huyền trong tiếng Việt, phát âm giống khoảng giữa dấu huyền và dấu nặng, ví dụ: bò (pùa)

Thanh 5: Thanh nhẹ, đọc như không có dấu trong tiếng Việt, nhưng đọc ngắn và nhẹ bằng các thanh bình thường, ví dụ: bo (pua)

  1. Biến điệu:

2.1. Biến điệu của thanh 3

Khi một âm tiết có thanh 3 đứng trước một âm tiết cũng có thanh 3, thì thanh 3 đứng trước đọc thành thanh 2, ví dụ:

nǐ hǎo              đọc thành        ní hǎo

hěn hǎo          đọc thành       hén hǎo

fěn bǐ               đọc thành        fén bǐ

2.2. Biến điệu của “yī” và “bù”

Yi đứng trước âm tiết có thanh 1, thanh 2 hoặc thanh 3, biến điệu thành thanh 4, ví dụ:

yī tiān              đọc thành        yì tiān

yī nián             đọc thành        yì nián

yī miǎo            đọc thành        yì miǎo

Yi và bù đứng trước âm tiết có thanh 4 thì biến điệu thành thanh 2, ví dụ:

yī jiàn              đọc thành        yí jiàn

bù qù               đọc thành        bú qù

  1. Hệ thống phụ âm trong tiếng Hán:

1.Âm hai môi

b : âm hai môi, không bật hơi. Khi phát âm, hai môi khép lại, sau đó tròn môi để luồng hơi nhẹ đi ra ngoài, đọc giống “pua” trong tiến Việt, nhưng đọc ngân dài ra.

p : âm hai môi, bật hơi. Khi phát âm giống như phụ âm b, nhưng để luồng hơi mạnh đi ra ngoài, đọc giống “pua” trong tiếng Việt, bật hơi.

m : âm hai môi, đọc giống “mua” trong tiếng Việt, nhưng đọc ngân dài ra.

  1. Âm môi răng

f : âm môi (dưới) rang (trên), đọc giống “phua” trong tiếng Việt, nhưng đọc dài ra.

  1. Âm đầu lưỡi

d : âm đầu lưỡi, không bật hơi. Khi phát âm, đầu lưỡi tỳ vào lợi trên, đọc giống “tưa” trong tiếng Việt, nhưng đọc dài ra.

t : âm đầu lưỡi, bật hơi. Khi phát âm, giống như phụ âm d, đọc giống “thưa” trong tiếng Việt, nhưng đọc dài ra.

n : âm đầu lưỡi. Khi phát âm, đầu lưỡi tỳ vào lợi trên, đọc giống “nưa” trong tiếng Việt, nhưng đọc dài ra.

l : âm đầu lưỡi. Khi phát âm, đầu lưỡi tỳ vào lợi trên, đọc giống “lưa” trong tiếng Việt.

  1. Âm cuống lưỡi

g : âm cuống lưỡi, không bật hơi. Khi phát âm đọc giống “cưa” trong tiếng Việt, đọc dài ra.

k : âm cuống lưỡi, bật hơi. Khi phát âm đọc giống “khưa” trong tiếng Việt, đọc dài, bật hơi.

h : âm cuống lưỡi, không bật hơi. Đọc giống âm giữa “khưa” và “hưa” trong tiếng Việt, đọc nhẹ, dài.

  1. Âm mặt lưỡi

j : âm mặt lưỡi, không bật hơi. Khi phát âm, đầu lưỡi chạm vào mặt sau của rang cửa dưới, đọc giống “chi” trong tiếng Việt, đọc nhẹ và dài ra.

q : âm mặt lưỡi, bật hơi. Khi phát âm, giống như phụ âm “j” nhưng bật hơi, đọc gần giống “tri” trong tiếng Việt, đọc dài và bật hơi.

x : âm mặt lưỡi. Khi phát âm đọc giống “xi” trong tiếng Việt, đọc nhẹ và dài ra.

  1. 6. Âm đầu lưỡi trước

z : âm đầu lưỡi trước, không bật hơi. Khi phát âm đầu lưỡi bịt chặt phía sau chân rang cửa trên cho hơi tắc lại, sau đó hạ nhẹ lưỡi xuống cho hơi ma xát ra ngoài. Đọc gần giống giữa “zư”  và “chư” trong tiếng Việt.

c : âm đầu lưỡi trước, bật hơi. Phát âm giống với phụ âm “z” nhưng phải bật mạnh hơi.

s : âm đầu lưỡi trước. Khi phát âm đầu lưỡi đặt gần mặt sau rang trên, hơi cọ xát đi ra ngoài. Đọc gần giống “sư” trong tiếng Việt, đọc dài ra.

  1. Âm đầu lưỡi sau

zh : âm đầu lưỡi sau, không bật hơi. Khi phát âm, uốn lưỡi cho đầu lưỡi cong lên áp sát ngạc cứng (vòm miệng cứng) cho hơi tắc lại, sau đó hạ dần lưỡi xuống cho hơi cọ xát qua khe hở đi ra ngoài. Đọc gần giống “chư” trong tiếng Việt nhưng cong lưỡi.

ch :  âm đầu lưỡi sau, bật hơi. Cách phát âm giống “zh” nhưng bật hơi, đọc gần giống “trư” trong tiếng Việt.

sh :  âm đầu lưỡi sau. Cách phát âm gần giống “zh” khác là âm này hơi không bị tắc mà chỉ cọ xát qua khe hở đi ra ngoài. Đọc gần giống “sư” trong tiếng Việt nhưng cong lưỡi.

r : âm đầu lưỡi sau. Đọc giống “rư” trong tiếng Việt nhưng không rung lưỡi.

III. Hệ thống nguyên âm trong tiếng Hán:

a : Đọc giống chữ “a” trong tiếng Việt, nhưng đọc dài ra.

o : Đọc giống chữ “ô” trong tiếng Việt, nhưng đọc dài ra.

e : Đọc giống chữ “ưa” trong tiếng Việt, nhưng đọc dài ra.

i : Đọc giống chữ “i” trong tiếng Việt, nhưng đọc dài ra.

u : Đọc giống chữ “u” trong tiếng Việt, nhưng đọc dài ra.

u : Đọc giống chữ “uy” trong tiếng Việt, nhưng đọc tròn môi từ đầu đến cuối và đọc dài ra.

ai : Đọc giống “ai” trong tiếng Việt, nhưng đọc dài ra.

ei : Đọc giống “ây” trong tiếng Việt, nhưng đọc dài ra.

ao : Đọc giống “ao” trong tiếng Việt, nhưng đọc dài ra.

ou : Đọc giống “âu” trong tiếng Việt, nhưng đọc dài ra.

en : Đọc giống “ân” trong tiếng Việt, nhưng đọc dài ra.

ie : Đọc giống “i+ê” trong tiếng Việt, nhưng đọc nhanh thành một âm, đọc dài ra.

an : Đọc giống “an” trong tiếng Việt, nhưng đọc dài ra.

ing : Đọc giữa “ing” và “yêng” trong tiếng Việt, thiên về âm mũi, đọc dài ra.

iou : Đọc giống “i+âu” trong tiếng Việt, nhưng đọc nhanh thành một âm, đọc dài ra.

eng : Đọc giống “ âng” trong tiếng Việt, nhưng đọc dài ra.

ong: Đọc giống “ung” trong tiếng Việt, nhưng âm vang và dài ra.

ia : Đọc giống “i+a” trong tiếng Việt, nhưng đọc nhanh thành một âm, đọc dài ra.

iao : đọc giống “i+ao” trong tiếng Việt, nhưng đọc nhanh thành một âm, đọc dài ra.

in : Đọc giống “in” trong tiếng Viêt, nhưng đọc dài ra.

iang : Đọc giống “i+ang” trong tiếng Việt, nhưng đọc nhanh thành một âm, đọc dài ra.

iong : Đọc giống “i+ung” trong tiếng Việt, nhưng đọc nhanh thành một âm, đọc dài ra.

er : Đọc giống “ơ” trong tiếng Việt rồi uốn cong lưỡi thật nhanh, đọc dài ra.

ua : Đọc giống “u+a” trong tiếng Việt, nhưng đọc nhanh thành một âm, dọc dài ra.

uo : Đọc giống “u+ô” trong tiếng Việt, nhưng đọc nhanh thành một âm, đọc dài ra.

uai : Đọc giống “u+ai” trong tiếng Việt, nhưng đọc nhanh thành một âm, đọc dài ra.

uei : Đọc giống “u+ây” trong tiếng Việt, nhưng đọc nhanh thành một âm, đọc dài ra.

uan : Đọc giống “u+an” trong tiếng Việt, nhưng đọc nhanh thành một âm, đọc dài ra.

uen : Đọc giống “u+ân” trong tiếng Việt, nhưng đọc nhanh thành một câu, đọc dài ra.

uang : Đọc giống “u+ang” trong tiếng Việt, nhưng đọc nhanh thành một âm, đọc dài ra.

ueng : Đọc giống “u+âng” trong tiếng Việt, nhưng đọc nhanh thành một âm, đọc dài ra.

ue : Đọc giống “uy+ê” trong tiếng Việt, phần “uy” đọc lướt sao cho “uy+ê”  thành một âm, đọc dài ra.

uan : Đọc giống “uy+en” trong tiếng Việt, phần “uy” đọc lướt sao cho “uy+en”  thành một âm, đọc dài ra.

un : Đọc giống “uyn” trong tiếng Việt, nhưng đọc dài ra.

tiếng trung sơ cấp 1

  1. Một số điểm cần chú ý khi viết phiên âm
  2. Đối với “i” và các vận mẫu có “i” đứng đầu

Nếu vận mẫu đó chỉ có một nguyên âm “i” thì sẽ được them “y” ở trước. Cụ thể là:

i  được viết thành  yi

in được viết thành  yin

ing được viết thành  ying

Nếu các vận mẫu do “i đứng đầu có từ  hai nguyên âm trở lên thì “i” được thay bằng “y”. Cụ thể là:

ia được viết thành ia

ie được viết thành ye

iao được viết thành iao

iou được viết thành you

ian được viết thành yan

iang được viết thành yang

iong được viết thành yong

  1. Đối với “u” và các vận mẫu có “u” đứng đầu

Nếu vận mẫu chỉ có một nguyên âm “u” thì them “w” và trước “u”. Cụ thể là:

u được viết thành wu

Nếu các vận mẫu do “u” đứng đầu có từ hai nguyên âm trở lên thì “u” được thay bằng “w”. Cụ thể là:

ua được viết thành wa

uo được viết thành wo

uai được viết thành wai

uei được viết thành wei

uan được viết thành wan

uen được viết thành wen

uang được viết thành wang

ueng được viết thành weng

  1. Đối vớiuvà các vận mẫu cóuở đầu thìuđược thay thế bằngyu”. Cụ thể là:

u được viết thành yu

ue được viết thành yue

uan được viết thành yuan

un được viết thành yun

  1. Các vận mẫuuei”, “uen”, “ioukhi đứng sau các thanh mẫu thì được viết thànhui”, “un” và “iu”, nhưng vẫn đọc làuei”, “ueniou. Cụ thể là:
Viết Đọc
gui guei
hun huen
jiu jiou
  1. Tổ phụm âm mặt lưỡij , q , xchỉ kết hợp được vớii , uvà các vận mẫu có “ i , uđứng đầu, do đó được quy ước là khi viết có thể bỏ hai chấm trênuđi mà không thay đổi cách đọc. Ví dụ:

qu đọc thành qu

xue đọc thành xue

jun đọc thành jun

quan đọc thành quan

tiếng trung sơ cấp 1

  1. Cách viết nguyên âm “u”. Trên thực tế “u” chỉ còn viết là “u” trong 4 trường hợp “nu , nue , lu , lue” còn các trường hợp khác đều được bỏ hai chấm trên “u” đi như đã trình bày ở phần 5.

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *