Nói tiếng Anh chuẩn Bản Xứ với 3 quy tắc ngữ điệu trong tiếng Anh

tiếng anh giao tiếp từ đầu

Hãy hình dung như những bài hát cần có nhạc tính thì khi nói ta cần chú ý đến ngữ điệu. Bất kỳ ngôn ngữ nào, để nói chuẩn ngữ điệu là yếu tố không thể thiếu. Vậy cần rèn luyện như thế nào? Hãy cùng Ngoại ngữ Phương Lan khám phá 3 quy tắc ngữ điệu trong tiếng Anh cơ bản tại bài viết sau.

Ngữ điệu trong tiếng Anh là gì?

Ngữ điệu (Intonation) trong tiếng Anh được xem như đặc trưng cơ bản của phát âm tiếng Anh. Cụ thể ta hiểu là cách nhấn nhá, thay đổi cao độ lên hay xuống giọng trong một câu hoặc một đoạn văn tiếng Anh. Ngữ điệu bao gồm việc điều chỉnh âm giọng, tần số giọng cũng như nhiệt độ giọng nói để truyền đạt ý nghĩa, cảm xúc, thông tin đến với người nghe trong cuộc trò chuyện.

Vai trò của ngữ điệu trong tiếng Anh 

Vì sao phải phát âm đúng ngữ điệu? Bạn đã bao giờ suy nghĩ về câu hỏi này và đối chiếu giữa việc nói đúng ngữ điệu và không đúng ngữ điệu sẽ khác nhau như thế nào?

Ngữ điệu chuẩn sẽ quyết định đến khả năng nói lưu loát và trôi chảy như người bản xứ. Vai trò khi nói chuẩn ngữ điệu trong tiếng Anh rất quan trọng vì có ảnh hưởng lớn đến cách mà người nghe hiểu và cảm nhận thông điệp của bạn. Vai trò và lưu ý quan trọng khi luyện ngữ điệu trong tiếng Anh:

Truyền đạt cảm xúc

Đầu tiên ngữ điệu trong bất kỳ ngôn ngữ nào cũng có giá trị giúp thông điệp truyền đạt trở nên sống động hơn. Qua ngữ điệu, người đối diện sẽ cảm nhận được tâm trạng, suy nghĩ hiện tại như hạnh phúc, buồn, tức giận, lo lắng,… Truyền đạt đúng cảm xúc rất quan trọng làm cho người nghe có thể đồng cảm từ đó tránh những hiểu lầm không đáng và giao tiếp hiệu quả hơn. Thiếu đi ngữ điệu làm cho câu văn không cảm xúc, đơn điệu giảm đi một nửa hứng thú cho người nghe.

Biểu đạt ý nghĩa của câu 

Ngữ điệu có thể làm cho một câu hoặc một từ có nhiều ý nghĩa khác nhau dựa trên cách bạn nói. Khi bạn nhấn nhá khác nhau trong cùng một câu nói, nghĩa của câu có thể sẽ thay đổi. Hãy thật cẩn thận khi sử dụng ngữ điệu vì nó cũng thể hiện cảm xúc hoặc ẩn ý riêng của người nói. Thiếu ngữ điệu hoặc dùng ngữ điệu không đúng chỗ đôi khi sẽ khiến người nghe hiểu lầm những gì bạn muốn truyền tải.

Ngữ điệu tăng giảm được sử dụng khi muốn thu hút sự chú ý hoặc nhấn mạnh vào chi tiết cụ thể nào đó trong câu. Với ngữ điệu, phần nói của bạn không những đủ ý mà còn hấp dẫn và lôi cuốn.

Xác định chính xác loại câu

Quy tắc ngữ điệu thường cho ta biết loại câu, ngữ điệu trong tiếng Anh sẽ ứng với cấu trúc ngữ pháp nào đó, chẳng hạn như câu tường thuật thường được xuống giọng ở cuối câu, hay đặc trưng với việc nâng giọng ở cuối câu hỏi,… Khi đã xác định được đúng loại câu bạn sẽ thuận lợi trong việc tương tác sao cho phù hợp với ngữ cảnh.

Nắm vững 3 quy tắc ngữ điệu trong tiếng Anh cơ bản 

Nắm vững quy tắc ngữ điệu rất quan trọng để nghe nói tiếng Anh giỏi và đạt mục đích truyền tải chính xác thông tin. Đồng thời, khi bạn biết cách nhấn nhá, thêm nhịp điệu vào câu văn thì giao tiếp sẽ thêm phần tự nhiên, “sống động” hơn cũng như diễn tả đúng nhất trạng thái cảm xúc, suy nghĩ hiện tại của người nói. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người thường chủ quan bỏ qua yếu tố này khi học ngoại ngữ.

Quy tắc 1: Quy tắc ngữ điệu lên giọng (The rising tune)

tiếng anh giao tiếp tại Vĩnh Phúc

  • Lên giọng ở cuối câu hỏi Yes/No (Yes/ No question)

Trong tiếng Anh, loại câu hỏi Yes/No là dạng câu để hỏi ở thể nghi vấn thường sử dụng trong giao tiếp, thể hiện sự có hay không của một sự việc, sự vật, hiện tượng nào đó theo cách ngắn gọn.

Khi hỏi với câu hỏi Yes/No, người hỏi thường lên giọng ở từ cuối câu để chỉ sự tò mò và đối phương hiểu rằng người hỏi đang có ý định tìm đáp án có hay không.

Xem thêm  200 động từ siêu thông dụng trong tiếng Anh (Phần 2)

Ví dụ: “Is she coming to the party ?” (Cô ấy có đến dự tiệc không?)

  • Lên giọng ở cuối câu hỏi đuôi

Lên giọng ở cuối câu hỏi đuôi khi người hỏi muốn hỏi thông tin được nhắc lại có chính xác hay không, đây là quy tắc ngữ điệu câu hỏi trong tiếng Anh tương đối phức tạp để xác nhận lại thông tin được nghe trước đấy.

Khi muốn xác nhận hoặc đảm bảo thông tin người nói cần lên giọng ở cuối câu hỏi đuôi khi người hỏi muốn chắc chắn vấn đề nhắc lại có chính xác hay không. Hay trong trường hợp thêm câu hỏi đuôi vào cuối câu trần thuật ta đảm bảo quy tắc lên giọng ở phần cuối câu để tạo sự xác nhận.

Ví dụ: “It’s a beautiful day, isn’t it ➚?” (Hôm nay thời tiết đẹp, phải không?)

  • Lên giọng khi muốn thể hiện cảm xúc tích cực

Ngữ điệu sẽ giúp câu nói trở nên cảm xúc hơn, đây là điều chắc chắn. Khi bạn vui mừng, hạnh phúc hay phấn khích với một niềm vui nào đó, bạn có lên giọng ở những tính từ để làm cho câu nói trở nên sinh động và giúp người đối diện cảm nhận trọn vẹn trạng thái tích cực.

Ví dụ: “I can’t believe I won ➚!” (Tôi không thể tin tôi đã thắng!)

  • Lên giọng ở câu cầu khiến 

Quy tắc ngữ điệu trong tiếng Anh tiếp theo mà bạn học cần lưu ý đó là khi muốn nhờ vả ai đó giúp mình làm một việc nào đó. Bạn hãy sử dụng câu cầu khiến kèm nhấn giọng lên ở cuối câu nhằm thể hiện mong muốn nhờ vả một cách thành khẩn, đúng mực và lịch sự.

Nên chú ý cao độ khi lên giọng, vì mục đích là để nhờ vả nên bạn chỉ cần điều chỉnh nhấn giọng lên cao hơn nhẹ nhàng hơn bình thường một chút. Nếu lên quá cao, đôi khi sẽ gây hiểu nhầm rằng bạn đang dùng thái độ ra lệnh hay ép buộc.

Ví dụ: “Please ➚ pass me the salt.” (Làm ơn đưa tôi muối.)

  • Lên giọng khi xưng hô thân mật

Khi xưng hô, gọi tên hay giao tiếp với người thân mật, bạn có thể lên giọng ngay tại những từ đó như “baby”, “darling”,… để thể hiện sự ầgn gũi và thân thiện. Với cách nhấn nhá này sẽ tạo cảm giác thoải mái, rút ngắn khoảng cách và gần gũi với những người thân thiết.

Ví dụ: “How are you, my dear ➚?” (Em ổn không, em yêu?)

Quy tắc 2: Quy tắc ngữ điệu xuống giọng (The falling tune)

tiếng anh giao tiếp tại Vĩnh Phúc

Quy tắc ngữ điệu xuống giọng là sự thay đổi cao độ của giọng nói bằng cách giảm xuống ngữ điệu dùng trong các trường hợp:

  • Xuống giọng ở cuối câu chào hỏi

Bí kíp tạo thiện cảm  ngay từ lời chào đó là xu hướng xuống giọng ở cuối các câu chào hỏi thông dụng ”Good morning”, ”Good afternoon”, “Good evening”, “Good night” nhằm tạo sự thân mật nhưng vẫn giữ phép lịch sự.

Ví dụ: “Good afternoon➘ ” (Chào buổi chiều)

  • Xuống giọng ở cuối câu hỏi “Wh-question”

Các câu hỏi bắt đầu bằng “Wh-” (what, when, where, why, how) thường kết thúc bằng sự xuống giọng để thể hiện sự nghiêm túc và thái độ mong muốn nhận được trả lời hay câu trả lời cụ thể hơn từ đối phương khi hỏi về một vấn đề nào đó liên quan đến sự vật, sự việc, hiện tượng bất kỳ.

Ví dụ: “What time is the meeting?” (Cuộc họp là lúc mấy giờ?)

  • Xuống giọng ở câu hỏi đuôi 

Xuống giọng ở cuối câu hỏi đuôi là một quy tắc ngữ điệu trong tiếng Anh cơ bản thường thấy trong giao tiếp hàng ngày của người phương Tây. Khi bạn xuống giọng trong câu hỏi đuôi, không phải mục đích tìm câu trả lời khẳng định hoặc phủ định từ người nghe mà đó là cách để tạo sự tò mò. Cách này thường được sử dụng để xác nhận thông tin theo cách tế nhị và chắc chắn.

Ví dụ: “It’s a beautiful day, isn’t it?” (Ngày hôm nay thật đẹp, phải không?)

  • Xuống giọng ở cuối câu trần thuật (câu kể) 

Một loại câu thông dụng và được dùng đa số trong giao tiếp thường ngày là câu trần thuật hay còn được biết đến là câu kể. Đây là loại câu kể về một sự vật, sự việc, hiện tượng xoay quanh cuộc sống. Xuống giọng ở cuối câu chính là quy tắc ngữ điệu của câu kể để tạo sự ổn định giúp giao tiếp bằng tiếng Anh chuẩn hơn.

Ví dụ: My favorite dish is bread(Món ăn yêu thích của tôi là bánh mì.)

  • Xuống giọng ở cuối câu mệnh lệnh, đề nghị

Ngược lại với câu cầu khiến, với tính chất nghiêm trọng và xu hướng áp đặt ý chí lên người nghe, quy tắc ngữ âm được áp dụng trong câu mệnh lệnh là xuống giọng ở cuối câu giúp đưa ra yêu cầu, mệnh lệnh một cách mạnh mẽ, rõ ràng và dứt khoát.

Xem thêm  Các câu giao tiếp tiếng Anh thông dụng trong công sở

Ví dụ: “Close the door➘ , please.” (Đóng cửa lại, làm ơn.)

  • Xuống giọng ở câu cảm thán thể hiện sự tiêu cực

Nếu khi biểu thị sự tích cực ta lên giọng ở cuối câu thì ngược lại sẽ xuống giọng một chút ở câu cảm thán thể hiện sự tiêu cực. Do đó, người nghe sẽ dễ dàng nhận ra trạng thái cảm xúc của bạn đang tồi tệ, muốn phàn nàn một điều gì, từ đó họ sẽ hiểu và tìm cách xử sự phù hợp trong tình huống này.

Ví dụ: “What a terrible day➘ !” (Ngày thật khủng khiếp!)

Quy tắc 3: Quy tắc ngữ điệu kết hợp lên giọng và xuống giọng (Rise – Fall Intonation)

tiếng anh giao tiếp tại Vĩnh Phúc

– Quy tắc ngữ điệu lên giọng – xuống giọng

Trong câu với mục đích cần đưa ra sự lựa chọn giữa cái này hoặc cái kia, người bản xứ có xu hướng lên giọng ở lựa chọn số 1 và xuống giọng ở lựa chọn số 2.

Ví dụ: “Do you want pizza➚  or pasta for dinner?” (Bạn muốn ăn pizza hay mì ý tối nay?)

  • Quy tắc ngữ điệu lên xuống trong câu liệt kê

Quy tắc ngữ điệu trong tiếng Anh ở loại câu liệt kê được sử dụng khá phức tạp, thông thường sẽ lên giọng khi nêu danh sách các mục trước dấu phẩy và xuống giọng ở các mục sau liên từ “and”, cuối danh sách để báo hiệu kết thúc.

Ví dụ: “I need to buy eggs, milk, and bread .” (Tôi cần mua trứng, sữa, và bánh mì.)

  • Quy tắc ngữ điệu lên xuống trong các cụm từ giới thiệu (Introductory phrases)

Quy tắc ngữ điệu trong tiếng Anh tiếp theo được dùng nhiều trong các buổi thuyết trình.  Trước khi bạn bắt đầu nói về một chủ đề, bạn có thể lên giọng khi sử dụng các cụm từ giới thiệu “by the way”, “actually”, “as a matter of fact” để tạo mở đầu hứng khởi và xuống giọng khi bạn bắt đầu nói về chủ đề chính để giữ nhịp điệu trong câu hay đoạn văn.

Ví dụ: “In my opinion, this book is fantastic” (Theo tôi, cuốn sách này tuyệt vời.)

  • Quy tắc ngữ điệu tiếng Anh trong câu suy nghĩ

Khi bạn muốn diễn đạt thông tin nhưng nói hết, chưa kết thúc nội dung vì còn đang suy nghĩ hoặc trường hợp nêu lên ý kiến cá nhân, bạn có thể thay đổi ngữ điệu lên và xuống để tạo sự tự nhiên trong cuộc trò chuyện.

Ví dụ: “I think I left my keys at home.” (Tôi nghĩ tôi để chìa khóa ở nhà.)

– Quy tắc ngữ điệu xuống giọng, lên giọng

  • Sử dụng trong câu nói không có sự chắc chắn hoặc cụm từ dự kiến

Khi bạn nói một câu nhưng không chắc chắn về thông tin hoặc câu hỏi yêu cầu sự xác nhận thông tin hay cần góp, bạn có thể kết hợp đồng thời lên giọng và xuống giọng để tạo sự tò mò cũng như mong muốn nhận được thông tin chính xác.

Ví dụ: “Do you think it will rain  tomorrow?” (Bạn nghĩ ngày mai có mưa không?)

  • Trong câu hỏi yêu cầu thông tin hoặc mời ai đó làm cái gì

Khi muốn đặt câu hỏi với mục đíhc yêu cầu thông tin hoặc mời ai đó làm gì, thường người bản xứ sẽ thay đổi tông giọng linh hoạt để khiến câu nói lịch sự hơn và thể hiện thiện chí.

Ví dụ 2: “Would you mind passing the salplease?” (Bạn có phiền đưa tôi muối không, làm ơn?)

Mẹo luyện ngữ điệu trong tiếng Anh chuẩn Bản Xứ 

Để luyện ngữ điệu chuẩn như người Bản Xứ, người học cần có quá trình rèn luyện để trở thành thói quen khi giao tiếp. Bằng những mẹo đơn giản như bắt chước theo cách nhấn giá, lên giọng xuống giọng của người nước ngoài qua các bộ phim, các bài nhạc hay gameshow nước ngoài mà bạn yêu thích. Nghe nhiều và tập nói theo giúp hình thành phản xạ tự nhiên, lúc này bạn có thể linh hoạt ngữ điệu theo từng ngữ cảnh cụ thể. Hiệu quả hơn hết chính là thực hành trực tiếp thông qua tương tác với người bản xứ, có như vậy khi nghe họ nói âm thanh được truyền tải sẽ chuẩn xác hơn và họ có thể nhờ họ chỉnh sửa cho bạn ngay tại chỗ.

Ngữ điệu là yếu tố tiên quyết giúp nâng cao khả năng nói của bạn. Bài viết trên là toàn bộ các quy tắc ngữ điệu trong tiếng Anh mà người học cần nắm vững để giao tiếp hiệu quả. Lưu lại bài học và chăm chỉ luyện tập thường xuyên sẽ giúp bạn nói tiếng Anh ngày càng trôi chảy và tự nhiên, truyền đạt đúng thông tin và tạo ấn tượng tốt cho người đối diện.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *