Ngữ Pháp Tiếng Hàn Thông Dụng Trong Đời Sống

tiếng hàn sơ cấp 1

Các Ngữ Pháp Tiếng Hàn Thông Dụng Trong Đời Sống

Tiếng Hàn khó nhất ở mặt ngữ pháp nhất là đối với những người mới làm quen tiếng Hàn, nếu bạn chưa từng tiếp xúc với các ngôn ngữ sử dụng bảng chữ cái Hangul tượng hình, tượng thanh như tiếng Trung, tiếng Nhật thì việc học tiếng Hàn sẽ có đôi chút lạ lẫm. Nhưng đó chỉ là ban đầu, khi bạn bắt đầu quen, đã thuộc bảng chữ cái, biết các từ loại, việc bắt kịp nhịp độ không còn khó khăn nữa. Hãy bắt đầu làm quen cơ bản với một vài mẫu câu sử dụng các ngữ pháp tiếng Hàn thông dụng trong đời sống

1. Các ngữ pháp tiếng Hàn thông dụng dùng trong đời sống hàng ngày

1.1  N + 입니다: cấu trúc “Là, thì ở”

– Đứng sau danh từ nhằm giải thích cho chủ ngữ

– Đuôi câu này có nghĩa là “Là”

– Được sử dụng ở đuôi các câu kính ngữ thể hiện sự kính trọng cao nhất trong tiếng Hàn

Ví dụ:

+ 저는 학생입니다 (Tôi là học sinh)

+ 제 형은 선생님입니다 (Anh tôi là giáo viên)

1.2  거든요 – ngữ pháp câu nguyên nhân … kết quả

Ý nghĩa: vì hoặc bởi vì…

Ví dụ: 저는 한국어를 열심히 공부했거든요 (Bởi vì tôi đã học tiếng Hàn chăm chỉ mà)

1.3 ()아요 – Được sử dụng nhằm mục đích xác nhận, đề nghị hoặc từ chối với lí do nào đó ví dụ như “không phải là…”

Ví dụ:

A: 우리 영화를 봐요 (Chúng ta đi xem phim đi)

B: 방금 라면 10개 먹었잖아요 (Không phải là mới hết 10 gói mì à) với thái độ ngạc nhiên

1.4 N + / -> S

– Trong câu giữ vai trò là làm trợ danh từ làm chủ ngữ

– Với danh từ có phụ âm cuối, ta thêm 은, danh từ không có phụ âm cuối thêm 는

– Còn được dùng để nhấn mạnh vào phần vị ngữ

Ví dụ:

+ 저는 학생입니다: Tôi là học sinh

+  밥은 맛있어요: Cơm thì ngon

tiếng hàn sơ cấp 1

1.5 N + / -> S: Tiểu từ bổ nghĩa danh từ làm chủ ngữ

– Các tiểu từ đứng sau danh từ với vai trò biến danh từ thành chủ ngữ trong câu, tương tự 은/는

– Các danh từ có phụ âm cuối, ta thêm 이, danh từ không có phụ âm cuối, ta thêm 가

– Tiểu từ được thêm vào câu để nhấn mạnh phần chủ ngữ

Ví dụ:

+ 제가 학생입니다: Tôi là học sinh

+ 이 집이 크네요: Căn nhà to quá

1.6   N + / -> O: giữ vị trí tân ngữ trong câu

– Vị trí đứng sau danh từ làm tân ngữ trong câu, đối tượng là người, vật, con vật… bị chủ ngữ tác động lên.

Ví dụ

+ 저는 밥을 먹어요: Tôi ăn cơm

+ 엄마가 김치를 사요: Mẹ tôi mua Kimchi

1.7   /()ㄴ데요

Ý nghĩa: Giải thích tình huống

– Còn được dùng như là yếu tố kết thúc câu “-는데”. Trường hợp đây là cách nói tôn trọng thì thêm “요” vào

Ví Dụ:

우리 아내가 요리하는데요. Vợ tôi nấu ăn cơ mà

지금 안 계시는데요.  Bây giờ không có ở nhà

– Các ngữ pháp tiếng Hàn thông dụng này được sử dụng trong trường hợp diễn tả suy nghĩ của người nói và không cần sự trả lời của đối phương. Đây là câu thuộc dạng cảm thán.

단풍이 참 아름다운데요: (Cây lá đỏ đó thật là đẹp!)

1.8   ()라고 하다 – được sử dụng trong câu tường thuật

Vị trí của cụm từ nay thường đứng sau thân động từ để truyền đạt gián tiếp lại mệnh lệnh hay yêu cầu của người khác. Sau những động từ có tận cùng là nguyên âm hoặc ㄹ thì dùng ㅡ라고 하다, sau những động từ co tận cung là phụ âm khác thì dùng ㅡ(으)라고 하다.

Khi động từ có thành phần cuối là 주다 với ý nghĩa làm điều gì đó cho người nói ở dạng “động từ + 아/어 주다”. Còn khi chuyển sang cách nói gián tiếp hoặc dùng với hàm ý lặp lại lời đã nói thì dùng ㅡ달라고 하다, nhưng nếu câu nói có ý nghĩa là làm gì đó cho người khác thì dùng ㅡ주라고 하다.

1.9   ㅡ자고 하다 – biểu thị cách nói gián tiếp dùng khi truyền đạt lại lời đề nghị của ai đó

Ví dụ:

선생님께서 사무실에서 만나자고 했어요.

정우 씨가 시험 자료를 카페에 올리자고 했어요.

지원 씨가 메신저로 연하자고 했어요.

các ngu phap tieng han thong dung

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *