Ngữ pháp tiếng Anh: Trợ động từ (Auxiliary verb)

Tiếng anh ngữ pháp lớp 7

Bạn học ngữ pháp tiếng Anh thường hay gặp những rắc rối trong việc phân biệt và sử dụng động từ trong tiếng Anh sao cho đúng và phù hợp. Bạn thắc mắc về Trợ động từ (auxiliary verbs) trong tiếng Anh khác như nào so với các động từ khác. Cùng Ngoại ngữ Phương Lan giải quyết các thắc mắc về ngữ pháp tiếng Anh đặc biệt là mảng Trợ động từ (auxiliary verbs) trong bài viết dưới đây.

1.Trợ động từ (Auxiliary verb) trong tiếng Anh

Theo ngữ pháp tiếng Anh thì trợ động từ là các động từ giúp biến thể một động từ chính như:

Ex: have, has, do, does, did, shall, should, will, would, can, be,…

Trợ động từ trong tiếng Anh dùng để bổ sung nghĩa cho động từ chính. Trợ động từ có thể bổ sung về tính chất, mức độ, khả năng, hình thái,… của hành động. Do vậy trợ động từ không thể thay thế cho các động từ chính (phải luôn có động từ chính đi kèm) cũng như không được dùng cùng với các loại  trợ động từ khác cùng loại.

Trợ động từ được chia làm hai loại, trợ động từ chính (principal auxiliary verbs) và trợ động từ tình thái (modal auxiliary verbs)

1.1 Trợ động từ chính (Principal auxiliary verbs)

Hay còn gọi là trợ động từ cơ bản, bao gồm  các động từ be, have, do được dùng với động từ khác để chỉ thì, thể và dùng để thành lập câu hỏi hoặc câu phủ định.

  • Be

-Là động từ được thêm vào động từ khác để tạo thành thể tiếp diễn hoặc thể bị động

Nguyên thể (infinitive): to be
Trong câu hiện tại (present tense): am/is/are
Trong câu quá khứ (past tense): was/were
Trong quá khứ hoàn thành (past participle): been

 

  • Ex:

The children are playing in the yard (Bọn trẻ đang chơi trong sân)

He was imprisoned for three years (Ông ta bị bỏ tù ba năm)

  • Do

– Là động từ được dùng để thành lập câu hỏi, câu phủ định và dạng nhấn mạnh của các động từ không có trợ động từ

Nguyên thể (infinitive): to do
Trong câu hiện tại (present tense): do/does
Trong câu quá khứ (past tense): did
Trong quá khứ hoàn thành (past participle): done

 

– Ex:

Do you smoke? (Anh có hút thuốc không?)

I didn’t see them (Tôi không thấy họ)

She does like you (Cô ấy thích anh)

  • Have

Là trợ động từ được dùng để tạo thể hoàn thành

Nguyên thể (infinitive): to have
Trong câu hiện tại (present tense): have/has
Trong câu quá khứ (past tense): had
Trong quá khứ hoàn thành (past participle): had

 

– Ex:

We have lived here for a long time (Chúng tôi đã sống ở đây lâu rồi)

I realized that I had met him before (Tôi nhận ra rằng trước đây tôi đã gặp anh)

  • Lưu ý: Trợ động từ chính be, do, have cũng có thể được sử dụng như động từ thường (ordinary verbs)

– Ex:

He is lazy (Anh ta lười biếng)

He does nothing (Anh ta chẳng ầm gì cả)

He has no job (Anh ta không có việc làm)

1.2 Trợ động từ tình thái (Modal auxiliary verbs)

Hay còn gọi là trợ động từ khuyết thiếu , được dùng trước hình thức nguyên thể (bare-infinitive) của động từ khác để chỉ khả năng, sự chắc chắn, sự cho phép, nghĩa vụ,…

Đúng theo ngữ pháp tiếng Anh thì động từ tình thái luôn đi với dạng thứ nguyên thể không “to” của động từ nên trợ động từ tình thái không bao giờ chứa các dạng [verb-ing], [verb + s], [to + verb].

Ta có các trợ động từ tình thái sau:

  • Can (Có thể)

Có hình thức phủ định là Cannot (Can’t). Diễn tả khả năng có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai: nói về điều gì đó có thể xảy ra hoặc người nào đó có khả năng/cơ hội để làm việc gì đó

Ex: I haven’t got time today, but I can see you tomorrow (Hôm nay tôi không có thời gian, nhưng ngày mai tôi có thể gặp anh)

Sự xin phép và cho phép. Dùng Can’t để từ chối sự xin phép ấy

Ex: You can take the car if you want (Em có thể lấy cái ô tô đó nếu em muốn)

Lời yêu cầu, đề nghị hoặc gợi ý

Ex: Can I carry your bag? (Anh cầm túi cho em nhé?)

  • Could (Có thể)

Là hình thức quá khứ của Can, phủ định là Could not (Couldn’t), khi Could là trợ động từ tình thái thì nó được dùng để diễn tả điều gì đó có thể xảy ra ở hiện tại và tương lại nhưng lại không chắc chắn

Ex: The story could be true, I suppose (Tôi cho là câu chuyện có thể là thật)

Sự xin phép: Could lễ phép và trịnh trọng hơn Can. Nhưng ngữ pháp tiếng Anh không dùng Could/Couldn’t để diễn đạt sự cho phép và từ chối lời xin phép

Ex: Could we camp here? (Chúng cháu cắm trại ở đây được không ạ?)

=>I’m afraid you can’t (Bác e là không được rồi) [NOT I’m afraid you couldn’t]

Lời yêu cầu lịch sự (lịch sự và trang trọng hơn can) hoặc để đưa ra lời đề nghị, gợi ý

Ex:Could you mail this letter for me? (Bạn gửi giúp tôi là thư này được không?)

  • May và Might (Có thể; có lẽ)

May và might được dùng để diễn tả một điều gì đó có thể diễn ra hoặc có thể là thật trong hiện tại/ tương lai. Nhưng Might mang ít tính khẳng định hơn May

Ex: I may go to London next month. (Tháng tới tôi có thể sẽ đi Luân Đôn)

“May” và “might” được dùng để xin phép. So với “could” và “can” thì “may” và “might” có tính trang trọng hơn nhiều, nhưng “might” là động từ trong tiếng Anh ít được sử dụng trong văn nói, chủ yếu được dùng trong câu cấu trúc câu hỏi gián tiếp. “May” thể hiện sự cho phép còn “may not” từ chối sự cho phép

Ex: May/might I borrow the car (Em mượn xe được không)

=> Yes, of course you may (Đương nhiên là được rồi)

-“May” được dùng trong các lời chúc trang trọng.

Ex: May you both be very happy! (Chúc hai người hạnh phúc)

  • Should (nên)

Diễn đạt lời khuyên, sự gợi ý, sự bắt buộc nhưng không mạnh

Ex:  You should go on a  diet (Em nên tiếp tục ăn kiêng đi)

Diễn tả người nói mong muốn một điều gì đó xảy ra

Ex: I should rain tomorrow (Tôi mong mai sẽ mưa)

Các cụm từ “Had better”(tốt hơn nên), “ought to”(nên), “be supposed to”(được cho là nên) đều có nghĩa tương đương và cách dùng tương tự should trong cả hai trường hợp trên (với điều kiện be trong “be supposed to” phải chia ở thì hiện tại.

Ex:She ought to/is supposed to/ had better take an entrance exam. (Cô ấy nên/ được cho là nên/ tốt hơn nên qua một kì thi sát hạch)

  • Must (phải)

“Must” mang nghĩa hoàn toàn bắt buộc nên mạnh hơn “should’. Đối với “should” họ có quyền lựa chọn làm hoặc không làm nhưng dùng “must” thì họ hoàn toàn không có quyền lựa chọn

Ex: A car must have gasoline to run (Chiếc xe này phải có xăng để chạy)

Sẽ mang nghĩa “hẳn là”, “chắc đã”  để chỉ một kết luận logic dựa trên một hiện tượng đã xảy ra.

Ex:  She’s lights are out. She must be asleep. ( Đèn phòng cô ấy đã tắt. Hẳn là cô ấy ngủ rồi)

  • Have to (phải)

Người ta dùng “have to” thay cho must với nghĩa bắt buộc. Quá khứ của nó là “had to”, tương lai là “will have to”. Đúng theo ngữ pháp tiếng Anh thì  “have to” không phải là trợ động từ nhưng nó mang ý nghĩa như một trợ động từ hình thái “must”.

Ex: You will have to take an exam next week (Bạn sẽ phải qua bài kiểm tra tới)

Để diễn tả một nghĩa vụ trong quá khứ, phải dùng “had to” chứ không dùng must. Còn trong câu hỏi “have to” được dùng thay cho “must” để hỏi xem bản thân người hỏi bắt buộc phải làm gì hoặc để diễn tả sự bắt buộc khách quan đem lại.

Ex: Do I have to leave a deposit? (Tôi có phải đặt cọc không?)

Trong văn nói người ta dùng “have got to” cũng giống như “have to”

Ex: He have got to go to the office tonight (Anh ấy phải đến văn phòng tối nay)

Đặc biệt “have to” còn được dùng để nhấn mạnh các trường hợp cá biệt

Ex: I have to work everyday except Sunday.  But I don’t have got to word a full day on Saturday. (Tôi phải làm việc mọi ngày trừ chủ nhật. Nhưng tôi không phải làm hết cả ngày thứ bảy)

1.3 Một số động từ vừa là trợ động từ tình thái, vừa là động từ thường: 

Ngữ pháp tiếng Anh mặc dù dễ học nhưng có những mục cũng không dễ phân biệt mà chúng ta cần lưu ý như việc có một số động từ trong tiếng Anh sử dụng được theo cả hai loại: động từ thường và trợ động từ.

  • Need(cần, cần phải) : dùng để diễn tả nhu cầu sự cần thiết hoặc sự bắt buộc khi phải thực hiện điều gì đó.  Khi là trợ động từ tình thái (modal auxiliary verb) thì “need” được dùng chủ yếu trong câu phủ định, câu hỏi, sau if và whether hoặc với các từ mang tính chất phủ định như hardly, never, nobody, only,…

Ex: Need I fill in a form? (Tôi có cần phải điền vào đơn không?)

  • Dare(dám) : Giống với “need”, dare được dùng như một trợ động từ tình thái (modal auxiliary verb) trong các câu phủ định, câu hỏi, sau if và whether hoặc với các từ mang tính chất phủ định như hardly, never, nobody, only,…

Ex: I daren’t ask her for a rise (Tôi không dám yêu cầu bà ấy tăng lương)

  • Used to (đã từng): Từ này trở thành động từ tình thái(modal auxiliary verb) trong các lối văn trịnh trọng(formal style).

Ex: Used you to go there? (Anh có thường đến đó không?)

2.Bài tập về trợ động từ trong tiếng Anh

Bài tập: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống

  1. I _______ (have to/ must/ mustn’t) go to the airport. I’m meeting someone.
  2. Natasha ________ (can’t/ was be able to/ should) play the violon when she was five.
  3. Let’s have dinner together. We_______ (can’t/ can/ should) go to that new restaurant.
  4. Come on. We _______(can/ must/ need) hurry. We_______(can’t/ mustn’t/ needn’t) be late.
  5. -You _______ (must/ mustn’t/ needn’t) take an umbrella. It isn’t going to rain.
    – Well, I don’t know. It _______ (might/ may/ must) do.

Đáp án

  1. Have to
  2. Was be able to
  3. Can
  4. Must – Mustn’t
  5. Needn’t – Might

Bài tiết trên Ngoại ngữ Phương Lan đã tập hợp đầy đủ và đem đến cho bạn đọc kiến thức chọn lọc nhất về ngữ pháp tiếng Anh trong mảng Trợ động từ (auxiliary verbs).  Nếu bạn đang học tiếng Anh một cách rời rạc, chưa khoa học, bạn nên tham khảo lộ trình học tiếng Anh trước khi bắt đầu một quá trình học nghiêm túc.

Xem thêm:THÌ TƯƠNG LAI GẦN – FULL CẤU TRÚC, CÁCH DÙNG, BÀI TẬP

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *