NGỮ PHÁP: TÂN NGỮ TRONG TIẾNG TRUNG

NGỮ PHÁP: TÂN NGỮ TRONG TIẾNG TRUNG

Tân ngữ là thành phần thuộc vị ngữ trong câu, thường đứng sau động từ chỉ đối tượng hướng tới của hành động. Trong một câu có thể có một hoặc nhiều tân ngữ, nó có thể nằm ở giữa câu hoặc cuối câu, có thể là một từ hoặc một cụm từ.

1. Ví dụ về Tân ngữ

他钓鱼。
Tādiàoyú.
Anh ta đánh cá

Trong đó “ 他” là chủ ngữ, “钓” là vị ngữ, “ 鱼” là tân ngữ

小红浇花。
Xiǎo hóng jiāo huā.
Tiểu Hồng tưới hoa.

Trong đó “小红” là chủ ngữ, “浇” là vị ngữ, “花” là tân ngữ

小明做作业。
Xiǎomíng zuò zuo yè.
Xiao Ming làm bài tập về nhà.

Trong đó “ 小明” là chủ ngữ, “ 做” là vị ngữ , “ 作业” là tân ngữ.

NGỮ PHÁP: TÂN NGỮ TRONG TIẾNG TRUNG

2. Cấu trúc tân ngữ

Câu có 1 tân ngữ: Chủ ngữ + Động từ + Tân ngữ

VD: 我吃苹果。
Wǒ chī píngguǒ.
Tôi ăn táo.

Trong câu trên chỉ có một tân ngữ là “苹果”.

Câu có 2 tân ngữ (Câu vị ngữ động từ mang 2 tân ngữ)

Đây là câu sau động từ có thể mang hai tân ngữ . Tân ngữ thứ nhất gián tiếp chỉ người, tân ngữ thứ hai trực tiếp chỉ vật.

Chủ ngữ + Động từ + Tân ngữ 1+ Tân ngữ 2

VD: 他给我一本书。
Tā gěi wǒ yī běn shū.
Anh ấy đưa tôi một cuốn sách.

Trong câu trên có hai tân ngữ là “ 我“ và “一本书”.

Một số động từ mang hai tân ngữ.

STT Tiếng Trung Phiên âm Nghĩa Tiếng Việt
1 gěi cho
2 sòng sfāòng
3 hái vẫn
4 回答 huídá trả lời
5 jiè mượn
6 shōu thu
7 cầm
8 jiāo giao
9 gửi
10 wèn hỏi
11 jiào dạy
12 phát
13 告诉 gàosù nói
14 通知 tōngzhī thông báo
15 报告 bàogào báo cáo
16 请示 qǐngshì cảnh báo
17 请教 qǐngjiào thỉnh giáo
18 麻烦 máfan phiền phức

VD: 他送我一个礼物。
Tā sòng wǒ yīgè lǐwù.
Anh ấy tặng cho tôi một món quà.

老师问我一个问题。
Lǎoshī wèn wǒ yīgè wèntí.
Thầy giáo tôi hỏi tôi một câu hỏi.

她告诉我一件事情。
Tā gàosù wǒ yī jiàn shìqíng.
Cô ấy nói với tôi một chuyện.

老师给我一些建议。
Lǎoshī gěi wǒ yīxiē jiànyì.
Cô giáo cho tôi một vài gợi ý.

NGỮ PHÁP: TÂN NGỮ TRONG TIẾNG TRUNG

3. Sự khác biệt giữa tân ngữ và bổ ngữ

Về mặt nghĩa

– Tân ngữ là đối tượng đề cập đến của động từ, trả lời câu hỏi “ai?”, “cái gì?”.

Ví dụ:

VD1: 读书。 读什么? “书”

VD2: 小兰喜欢小王。 小兰喜欢“谁”? “小王”

– Bổ ngữ là thành phần nói rõ, bổ sung ở phía sau của tính từ, động từ, trả lời các câu hỏi “như thế nào, “bao nhiêu”, “bao lâu”.

Ví dụ:

VD1: 睡着了。睡得怎么样? “着了”.

VD2: 吃三碗。 跑了多少? “三碗”.

Sự khác biệt về từ loại

– Thông thường các danh từ, đại từ, từ chỉ số lượng, đoản ngữ mang tính danh từ đứng phía sau của thuật ngữ là tân ngữ. (thuật ngữ: động từ làm trung tâm vị ngữ).

Ví dụ:

VD1: 我有一个问题,可以提问吗?

VD2: 我读一本书。

– Động từ, tính từ, các đoản ngữ mang tính động từ và tính từ không chỉ có thể làm bổ ngữ mà cũng có thể làm tân ngữ. Có thể trả lời câu hỏi “cái gì” là tân ngữ, còn trả lời “như thế nào” là bổ ngữ.

Ví dụ:

VD1: 学习汉语。学习什么? 学习(作宾语)

VD2: 学习好。 学习得怎么样? 好(作补语)

– Các đoản ngữ chỉ số lượng xuất hiện ở phía sau các thuật ngữ do tính chất của lượng từ quyết định. Thông thường do vật lượng từ tạo thành đoản ngữ số lượng làm tân ngữ, do động lượng từ tạo thành làm bổ ngữ.

Ví dụ:

我们去看一趟吧! (作补语)

4. Phân biệt khi có hoặc không có từ phụ trợ cấu trúc “得”

Trợ từ kết cấu “得” là tiêu chí của bổ ngữ, phía sau vị ngữ xuất hiện “得” thường đều là bổ ngữ.

Ví dụ:

你回来那天,杜鹃花激动得流泪了…..

Nhưng trong các từ hợp thành như “觉得,获得,取得晓得”. “得” chỉ là một ngữ tố; nếu các từ này làm thuật ngữ, sự xuất hiện của những từ ngữ phía sau chúng không phải là bổ ngữ mà là tân ngữ.

Ví dụ:

VD1: 她这一学期获得了奖学金。

VD2: 她一点也不觉得累。

NGỮ PHÁP: TÂN NGỮ TRONG TIẾNG TRUNG

5. Có sự thay thế của câu chữ “把” hay không?

Những đoản ngữ số lượng do vật lượng từ tạo thành, ở phía sau động từ vị ngữ, có khi làm tân ngữ, có khi làm bổ ngữ. Đoản ngữ số lượng có thể thay đổi thành câu chữ “把” là tân ngữ, không thể đổi là bổ ngữ.

Ví dụ:

VD1: 他浪费太多电水了。能说成: “他把电水浪费了”

VD2: 他干了两份工作。不能说: “他把两份工作干了”

Trên đây là những cấu trúc tân ngữ trong tiếng Trung cơ bản. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tiếng Trung. Đừng quên ghé thăm website của NGOẠI NGỮ PHƯƠNG LAN để đọc thêm nhiều bài viết thú vị và bổ ích nữa nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *