NGỮ PHÁP SƠ CẤP 1 PHẦN 2

tuyển sinh lớp tiếng hàn sc1
  1. V + //여보다: Đã từng/Hãy thử

V + 아/어/여봤다

Đuôi câu khẳng định

Diễn tả trải nghiệm, kinh nghiệm của người nói về 1 việc gì đó, hoặc hỏi người khác về kinh nghiệm của họ.

Được dịch là “Đã từng”, “Từng”

>>> Ví dụ:

+ 저는한국에가봤어요 -> Tôi đã từng đi HQ

+ 한국음식을먹어봤어요? -> Bạn đã từng ăn món Hàn chưa?

+ 이수영장에서수영해봤어요 -> Tôi đã từng bơi ở hồ này rồi

V + 아/어/여보세요

Đuôi câu mệnh lệnh

Diễn tả sự khuyên nhủ của người nói đối với người nghe

Được dịch là “Hãy thử”, “Thử…đi”

>>> Ví dụ:

+ 머리가너무아프면병원에가보세요: Nếu đau đầu quá bạn thử đi bệnh viện đi

+ 이옷을한번입어보세요: Bạn hãy thử mặc chiếc áo này 1 lần xem.

tuyển sinh lớp tiếng hadn sơ cấp 1

  1. V + + N : Định ngữ -> Động từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ

Ngữ pháp định ngữ

Động từ đứng trước danh từ và bổ sung ý nghĩa cho danh từ

>>> Ví dụ:

+ 가는여자가제친구예요 -> Cô gái đang đi đó là bạn tôi

+ 책을읽는사람이진짜잘생겼어요 -> Người mà đang đọc sách đó rất đẹp trai

  1. A + /+ N : Định ngữ -> Tính từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ

Ngữ pháp định ngữ

Tính từ đứng trước danh từ và bổ sung ý nghĩa cho danh từ

Tính từ có phụ âm cuối + 은 N, tính từ không có phụ âm cuối + ㄴ N

>>> Ví dụ:

+ 예쁜여자가많아요 -> Có nhiều cô gái xinh đẹp

+ 저사람은이상한남자예요 -> Người đó là 1 chàng trai kì lạ

  1. V + /ㄹ수있다: Có thể

Đuôi câu khẳng định đứng sau động từ

Diễn tả khả năng của người nào đó

Được dịch là “Có thể”

Động từ có phụ âm cuối + 을수있다, động từ không có phụ âm cuối + ㄹ수있다

>>> Ví dụ:

+ 저는요리를할수있어요 -> Tôi có thể nấu ăn

+ 민수씨는프랑스말를할수있어요 -> Bạn Minsu có thể nói tiếng Pháp

  1. V+ /ㄹ수없다: Không thể

Đuôi câu khẳng định đứng sau động từ

Diễn tả khả năng của người nào đó

Được dịch là “Không thể”

Động từ có phụ âm cuối + 을수없다, động từ không có phụ âm cuối + ㄹ수없다

>>> Ví dụ:

+ 저는수영할수없어요 -> Tôi không thể bơi

  1. V + ()려고+ V : Để

Ngữ pháp nối (으)려고 đứng giữa 2 mệnh đề

Diễn tả mục đích của hành động, mục đích đứng trước (으)려고, hành động đứng sau (으)려고

Được dịch là “Để”

Động từ có phụ âm cuối + 으려고, động từ không có phụ âm cuối + 려고

>>> Ví dụ:

+ 친구에게선물하려고케이크를만들어요 -> Tôi làm bánh để tặng bạn tôi

* (으)러가다/오다 : Để (tuy nhiên chỉ đi với động từ di chuyển)

고기를사러시장에가요 -> Tôi đi chợ để mua thịt

  1. V + /ㄹ게: Sẽ, liềN Đuôi câu khẳng định kính ngữ

Diễn tả một hành động trong tương lai gần, hoặc lời hứa hẹn của người nói

Chỉ đi với ngôi thứ nhất (내가, 제가)

Được dịch là “Sẽ”, “Liền”

>>> Ví dụ:

+ 지금잘게요 -> Bây giờ tôi ngủ đây

+ 맛있는걸사줄게요 -> Để tôi mua đồ ăn ngon cho

  1. V + ()면서: Vừa … Vừa

Ngữ pháp đứng giữa 2 mệnh đề

Diễn tả 2 hành động diễn ra song song cùng thời điểm

Dịch là “Vừa…vừa…”

>>> Ví dụ:

+ 숙제를하면서음악을들어요 -> Vừa làm bài tập vừa nghe nhạc

  1. N + ()라고하다: Được gọi là, được cho là, nói là

Đuôi câu khẳng định

Ngữ pháp gián tiếp tường thuật lại lời nói của người khác

Được dịch là “Được cho là”, “Được gọi là”, “Nói là”…

>>> Ví dụ:

+ 저는김태연이라고합니다 -> Tôi (được gọi) là Kim Tae Yeon

  1. V/A + 거나: Hoặc, hay

Liên từ nối giữa 2 động từ

Diễn tả sự lựa chọn giữa 2 hành động

Được dịch là “Hoặc”, “hay”

>>> Ví dụ:

내일놀이공원에가거나영화를볼까요? -> Mai mình đi công viên giải trí hay đi xem phim ha?수영하거나농구하자 > Đi bơi hay chơi bóng rổ đi

  1. N + ()Hoặc, hay

Liên từ nối giữa 2 danh từ

Diễn tả sự lựa chọn giữa 2 chủ thể

Được dịch là “Hoặc”, “hay”

밥이나빵을먹어요? -> Ăn cơm hay ăn bánh mì?

  1. V + /ㄹ줄알다: Biết làm việc gì đó

Đuôi câu kết thúc

Diễn tả việc chủ thể biết làm 1 việc gì đó

Được dịch là “Biết”

>>> Ví dụ:

수영할줄알았어요 -> Tôi đã biết bơi rồi

  1. V + 는것: Biến động từ thành danh từ

Ngữ pháp đứng sau động từ, biến động từ thành danh từ

Được dịch là “Sự…”, “Việc…”

Tương tự thêm “tion”, “ing”, “ance” trong tiếng Anh

>>> Ví dụ:

+ 저는축구를보는것을좋아해요 -> Tôi thích xem đá banh

+ 케이크를만드는것이안쉬어요 -> Làm bánh kem không dễ

  1. N + 동안: Trong vòng

동안 đứng sau danh từ

Diễn tả khoảng thời gian nào đó

Được dịch là “trong vòng”, “trong”

>>> Ví dụ:

+ 3개월동안한국어를공부해요 -> Tôi học tiếng Hàn trong vòng 3 tháng

+ 삼년동안계속기숙사에살았어요 -> Tôi đã sống liên tục ở KTX trong 3 năm trời

* V + 는동안 : Trong lúc

공부하는동안어려운것이많아요 -> Trong lúc học có nhiều cái khó

  1. V + 는데: Mệnh đề trước làm tiền đề cho mệnh đề sau

Từ nối 는데 đứng sau động từ để nối 2 mệnh đề với nhau

Mệnh đề trước làm tiền đề cho mệnh đề sau xảy ra, có thể là sự đối lập, nguyên nhân kết quả…

Dịch là “Nhưng”, “mà”, “vì”… tuỳ ngữ cảnh

Tương tự “That” trong tiếng Anh

>>> Ví dụ:

+ 한국어를공부하는데어려워요 – > Tôi học tiếng Hàn mà nó khó

+ 비가오는데왜나가요? -> Trời mưa mà sao bạn đi ra ngoài?

  1. A + /ㄴ데: Tương tự V + 는데

Từ nối 은/ㄴ데 đứng sau tính từ để nối 2 mệnh đề với nhau

Mệnh đề trước làm tiền đề cho mệnh đề sau xảy ra, có thể là sự đối lập, nguyên nhân kết quả…

Dịch là “Nhưng”, “mà”, “vì”… tuỳ ngữ cảnh

Tương tự “That” trong tiếng Anh

Tính từ có phụ âm cuối + 은데, tính từ không có phụ âm cuối + ㄴ데

>>> Ví dụ:

+ 날씨가추운데코트를입으세요-> Trời lạnh đó mặc áo khoác vào

+ 김치는매운데김밥은안매워요 -> Kimchi thì cay nhưng Kimbap thì không cay

  1. N + 인데: Tương tự V + 는데

Từ nối 인데 đứng sau danh từ từ để nối 2 mệnh đề với nhau

Mệnh đề trước làm tiền đề cho mệnh đề sau xảy ra, có thể là sự đối lập, nguyên nhân kết quả…

Dịch là “Nhưng”, “mà”, “vì”… tùy ngữ cảnh

Tương tự “That” trong tiếng Anh

>>> Ví dụ:

+ 저는베트남사람인데한국어를공부해요-> Tôi là người VN và tôi học tiếng Hàn

  1. A + /ㄴ것같다: Chắc là, có lẽ

Đuôi câu khẳng định

Diễn tả sự dự đoán của người nói về 1 sự vật sự việc nào đó

Được dịch là “Chắc là”, “Có lẽ”

Ví dụ:

+ 그옷이비싼것같아요-> Chắc là cái áo ấy mắc tiền

  1. N + 보다: So với

보다 đứng sau danh từ bị so sánh

Diễn tả việc chủ thể bị so sánh với

Được dịch là “So với”, “hơn”

>>> Ví dụ:

+ 언니는동생보다더예뻐요-> Chị thì xinh hơn em

+ 한국어가영어보다어려워요 -> Tiếng anh khó hơn tiếng hàn

  1. A/V + //였으면좋겠다: Nếu … thì tốt quá

Đuôi câu khẳng định

Diễn tả mong muốn, nguyện vọng giả định của người nói.

Tương tự If loại 2 trong tiếng Anh

Dịch là “Nếu…thì tốt quá”, “Ước gì”

>>> Ví dụ:

+ 돈이많았으면좋겠어요-> Nếu tôi nhiều tiền thì tốt quá (Ước gì có nhiều tiền)

+ 이번저회사에취직할수있었으면좋겠어요 -> Ước gì lần này tôi có thể xin được vào công ty đó.

  1. A/V + ()니까: Vì…nên…

Ngữ pháp liên kết nguyên nhân và kết quả, mệnh đề trước là nguyên nhân, mệnh đề sau là kết quả

Mệnh đề sau không dùng dưới dạng rủ rê, mệnh lệnh, nhờ vả, rủ rê

>>> Ví dụ:

+ 지금할일이없으니까심심해요-> Bây giờ tôi không có gì làm nên thấy chán quá

+ 저식당은문닫았으니까우리는다른식당에갔어요 -> Nhà hàng đó đóng cửa nên chúng tôi đã đi nhà hàng khác

  1. V + 고나서: Rồi

Ngữ pháp liên kết giữa 2 hành động liên tiếp

Phía trước 고나서 là hành động diễn ra trước, sau 고나서 là hành động diễn ra sau

Được dịch là “Rồi”

>>> Ví dụ:

+ 생각해보고나서연락해줄게요-> Tôi sẽ suy nghĩ kĩ rồi liên lạc lại cho

  1. N + ()라서: Vì là….nên

Ngữ pháp nguyên nhân tường thuật

Đứng sau danh từ

Là cách viết tắt của (이)라고해서

Được dịch là “Vì là…nên…”, “Bởi vì là…”

>>> Ví dụ:

+ 퇴근시간이라서길이복잡해요-> Vì là giờ tan tầm nên đường phố phức tạp

  1. V + ()면되다: Nếu … là được

Đuôi câu khẳng định

Diễn tả điều kiện xảy ra

Được dịch là “Nếu…là được”, “Cứ…là được”

Ví dụ:

+ 여기에서오른쪽으로가면돼요-> Từ đây cứ quẹo phải là được

  1. V + ()면안되다

    : Nếu … thì không được (khuyên nhủ)

Đuôi câu khẳng định

Diễn tả điều kiện xảy ra

Được dịch là “Nếu…là không được”, “…là không được được”

>>> Ví dụ:

매일늦게자면안돼요-> Nếu ngày nào cũng ngủ trễ là không được

  1. V + 는지알다/모르다: Biết là…/Không biết là …. (mệnh đề)

Đuôi câu khẳng định

Diễn tả việc người nói biết hay không biết 1 sự việc nào đó

Mệnh đề trước 는지알다/모르다 thường có từ để hỏi: 누구 (Ai), 어디 (Ở đâu), (어떻게)…

>>> Ví dụ:

+ 지금어떻게하는지알아요-> Bây giờ tôi biết phải làm sao rồi

+ 민수씨는지금잘사는지모르겠어요 -> Tôi ko biết là Minsu có sống tốt không nữa.

  1. V + ()려면: Nếu muốn … thì

Ngữ pháp liên kết giữa 2 mệnh đề

Mệnh đề phía trước là mong muốn, mệnh đề sau là hành động

Được dịch là “Nếu muốn…thì…”

>>> Ví dụ

한국에유학가려면열심히공부해야돼요-> Nếu muốn đi du học HQ thì phải học hành chăm chỉ

  1. V+ 다가: Đang…thì…

Ngữ pháp liên kết giữa 2 mệnh đề

Diễn tả mệnh đề phía trước đang diễn ra thì có mệnh đề phía sau chen ngang

Được dịch là “Đang…thì…”

>>> Ví dụ:

어제티피를보다가엄마가왔어요-> Hôm qua tôi đang xem TV thì mẹ về nhà

  1. N + 때문에: Bởi vì

V/A +기때문에: Bởi vì

Ngữ pháp liên kết giữa 2 mệnh đề

Mệnh đề phía trước là nguyên nhân, mệnh đều sau là kết quả và mệnh đề sau không được dùng rủ rê, mệnh lệnh

>>> Ví dụ:

+ 비때문에학교에못갔어요 -> vì mưa nên tôi không đi học được

+ 비가오기때문에학교에못갔어요 -> vì mưa nên tôi không đi học được

  1. V + //여버리다: … mất rồi

Đuôi câu khẳng định

Diễn tả việc gì đã hoàn toàn kết thúc

Có cảm giác người nói cảm thấy trút bỏ được gánh nặng trong lòng. Hoặc cảm giác buồn vì đà làm điều đó

Được dịch là “Mất rồi”

>>> Ví dụ:

+ 제가잊어버렸어요-> Tôi lỡ quên mất rồi

+ 난널보내버렸어 -> Anh phải để em đi rồi

  1. V + /ㄹ때: Khi…

을/ㄹ때 đứng sau động từ

Diễn tả về 1 khoảng thời gian khi việc gì đó xảy ra

Được dịch là “Khi”

>>> Ví dụ:

+ 공부할때질문이있으면물어보세요-> Khi học có câu hỏi gì thì cứ hỏi nhé

  1. N + 는데요& A+ /ㄴ데요& N + 인데요: kết thúc câu, nhấn mạnh

데요 là đuôi câu kết thúc nhấn mạnh.

Diễn tả sự mong chờ của người nói, mong người nghe sẽ hồi đáp

>>> Vi dụ:

+ 여보세요. 저는민수인데요-> Alo. Tôi là Minsu nè.

+ 그집이너무예쁜데요 -> Cái nhà đó đẹp quá đi

  1. V+ 는중이다: Đang…

Đuôi câu khẳng định

Diễn tả việc gì đó đang diễn ra ở ngay thời điểm hiện tại

Được dịch là “Đang”

>>> Ví dụ:

+ 지금운전하는중입니다-> Tôi đang (trong lúc) lái xe

  1. A + /ㄴ가요? Đuôi kết thúc nhẹ nhàng, tự nhiên

Đuôi câu nghi vấn

Kết thúc câu 1 cách tự nhiên, nhẹ nhàng và thân thiện nhưng vẫn giữ được sự tôn trọng với người nghe

>>> Ví dụ:

+ 이옷이예쁜가요? -> Cái áo này đẹp đúng không?

  1. V + 나요? Đuôi kết thúc nhẹ nhàng tự nhiên

Đuôi câu nghi vấn

Kết thúc câu 1 cách tự nhiên, nhẹ nhàng và thân thiện nhưng vẫn giữ được sự tôn trọng với người nghe

>>> Ví dụ:

+ 밥을먹나요? -> Thế bạn đã ăn cơm chưa?

  1. N + 인가요? Tương tự A + /ㄴ가요?

Đuôi câu nghi vấn

Kết thúc câu 1 cách tự nhiên, nhẹ nhàng và thân thiện nhưng vẫn giữ được sự tôn trọng với người nghe

>>> Ví dụ:

+ 학생인가요? -> Bạn là học sinh đúng không ha?

  1. N + 밖에: Ngoài ra + phủ định (chỉ)

밖에 đứng sau danh từ, sau 밖에 là phủ định (안: Không, 없다: Không có…)

Diễn tả việc ngoài N ra thì ko có phương án tốt hơn

Có thể dịch là “Ngoài…ra thì không” hoặc “Chí…”

>>> Ví dụ:

+ 당신밖에없어요-> Anh không có gì ngoài em = anh chỉ có mình em

+ 맥주한병밖에못먹어요-> Tôi không thể uống nhiều hơn 1 chai bia = tôi chỉ uống được 1 chai bia

  1. V+ 게되다: Được

Đuôi câu khẳng định

Diễn tả việc người nào đó “được” làm 1 việc gì theo nghĩa tích cực

>>> Ví dụ:

+ 아이돌을만나게됐어요-> Tôi được gặp thần tượng của mình

  1. V + ()면큰일이다: Nếu … thì lớn chuyện đó

Đuôi câu kết thúc

Diễn tả sự giả định về 1 việc sẽ có kết quả tiêu cực

Được dịch là “Nếu…thì lớn chuyện đó”

Ví dụ:

+ 그렇게하면큰일이다-> Nếu bạn làm như vậy là sẽ xảy ra chuyện lớn đó

+ 니가계속거짓말하면큰일이다-> Nếu bạn cứ tiếp tục nói dối sẽ lớn chuyện đó

  1. V + 기로하다: Quyết định là …

Đuôi câu kết thúc

Diễn tả quyết định của người nói về 1 việc nào đó

Được dịch là “Quyết định là”

>>> Ví dụ:

+ 한국에유학가기로했어요-> Tôi đã quyết định là sẽ đi du học HQ

Sử dụng trong báo chí, sách vở. Không phải là ngữ pháp kính ngữ, nhưng cũng không thể hiện sự hạ thấp người đọc

Cách dùng khác: Cách nói trống không, sử dụng với người nhỏ hơn, ngang tuổi, không kính ngữ

Ví dụ:

+ 우와! 어거너무맛있다-> Woa, cái này ngon quá

>>> Ví dụ:

+ 그는제남친이다-> Anh ấy là bạn trai tôi

Cách học ngữ pháp tiếng Hàn sơ cấp

tuyển sinh lớp tiếng nhàn sc1

Nắm chắc các thành phần ngữ pháp

Để học ngữ pháp tiếng Hàn sơ cấp hiệu quả, đầu tiên bạn cần phải nắm chắc các thành phần trong một câu văn tiếng Hàn: chúng sắp xếp ra sao, trình tự thế nào, cách chia động từ trong từng trường hợp, các trợ từ, bổ ngữ, tân ngữ được đặt ở đâu… Các phần kiến thức cơ bản này sẽ giúp bạn dễ dàng lắp ghép và sử dụng ngữ pháp trong câu một cách chính xác nhất.

Chú ý các trợ từ quan trọng: “/ – /

Hai trợ từ này vốn không có nghĩa, xong lại là thành phần không thể thiếu trong câu. Khi kết hợp trong câu, chủ ngữ tiếng Hàn mới là chủ ngữ, tân ngữ mới được xác định là tân ngữ. Tuy nhiên do chưa quen với hình thức ngược trong tiếng Hàn mà nhiều người vẫn bị sử dụng sai và lẫn lộn giữa các hình thái chia ngữ pháp cho động/tính từ và không có phụ âm cuối và có phụ âm cuối (patchim).

Kết hợp học ngữ pháp và từ vựng mới

Bạn có thể kết hợp học bằng cách đặt câu, học qua các trò chơi nối chữ, ghép tranh… Cách này sẽ giúp bạn vừa thuộc ngữ pháp, vừa thuộc luôn từ mới. Những câu văn tự mình viết ra sẽ là những câu mà bạn nhớ nhất, nhờ đó bạn sẽ có thể viết tốt hơn, giao tiếp tốt hơn.

Không “ôm đồm” quá nhiều kiến thức

Khi mới học, bạn sẽ rất áp lực vì có quá nhiều thứ mình cần phải biết, lúc đó nhiều người sẽ chọn cách học theo số lượng, tức là học qua loa, sơ sài. Tuy nhiên, đó là cách học sai hoàn toàn. Hãy học theo trình tự và học từ dễ đến khó, mỗi ngày chỉ cần học 4 – 6 ngữ  pháp và học đến đâu nắm chắc đến đó là tốt nhất.

XEM THÊM : CÁCH ĐỂ GHI NHỚ NHANH TỪ VỰNG TIẾNG HÀN 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *