1. HSK là gì?
Trước khi tìm hiểu về kinh nghiệm thi HSK, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm về HSK. HSK là viết tắt của cụm từ “Hànyǔ shuǐpíng kǎoshì” – 汉语水平考试. Dịch là “Kỳ thi năng lực tiếng Trung” dành cho người không nói ngôn ngữ Trung Quốc như tiếng mẹ đẻ. (Thông thường học sinh, sinh viên trường đại học, cao đẳng chuyên ngành tiếng Trung thường phải có bằng này.
Để quá trình làm bài thi diễn ra suôn sẻ hơn, bạn cần tìm hiểu kỹ về đề thi bao gồm bao nhiêu phần để tiện ôn tập. Thông thường cấu trúc bài thi HSK gồm có:
- Phần nghe
- Phần đọc hiểu
- Phần viết
HSK gồm có 6 cấp độ, việc nên chọn thi HSK cấp mấy tùy thuộc vào trình độ bạn đang có để đạt được chứng chỉ xếp loại tốt sau kì thi. Hãy lựa chọn cấp thi phù hợp với kiến thức bạn đang có.
2. Quy trình thi thật như thế nào?
Yêu cầu thí sinh cần có mặt trước 15 phút để chuẩn bị cho kì thi được diễn ra thuận lợi nhất.
– Sau khi giám thị gọi thí sinh vào phòng thi và ổn định trật tự chỗ ngồi, thí sinh sẽ được phát phiếu trả lời để điền thông tin. Lưu ý thông tin trên phiếu này phải được điền trùng khớp với thông tin trên giấy dự thi đã đăng ký trước đó. Sau đó, giám thị sẽ đọc nội quy phòng thi. Thông thường mỗi phòng sẽ có 2 giám thị gác thi.
– Khi có hiệu lệnh, giám thị sẽ phát đề. Sau khi phát toàn bộ đề cho cả phòng, thí sinh mới được lật đề mở ra coi và kiểm tra đề thi (Xem có đủ số trang, số tờ hay có bị in thiếu in sót chỗ nào không). Sau đó chờ hiệu lệnh để làm bài, thí sinh nào làm bài trước khi có hiệu lệnh coi như vị phạm quy chế và bị hủy bài thi.
– Bạn sẽ làm lần lượt từng phần theo thời gian quy định sẵn. Hết thời gian làm phần này, sẽ chuyển sang làm phần khác. Thời gian của phần thi nào thì chỉ được phép làm nội dung của phần thi đó, dù bạn có làm xong trước cũng không được phép tùy tiện làm bài của phần tiếp theo.
– Đề thi ban đầu sẽ gồm phần nghe và đọc. Sau khi kết thúc phần nghe hiểu và đọc, giám thị sẽ thu lại đề và phát đề thi viết. Sau khi kết thúc thi viết đoạn văn và nộp lại phiếu trả lời cho giám thị là coi như đã hoàn thành bài thi.
3. Lưu ý khi thi HSK
3.1 Khi đăng ký
Sau khi đăng kí thi HSK (đến trực tiếp hoặc trên mạng), mỗi thí sinh sẽ được phát 1 tờ giấy hẹn. Trên giấy hẹn sẽ có thông tin về ngày giờ diễn ra kỳ thi và ngày giờ phải đến lấy phiếu dự thi, có số báo danh và danh sách phòng thi.
Đến ngày lấy phiếu dự thi, bạn cần kiểm tra kỹ càng 1 lượt các thông tin cá nhân để không gặp trường hợp bị nhầm lẫn và sai sót. Bạn cũng có thể đến tham quan điểm thi trước để không bị bỡ ngỡ hoặc không tìm được phòng thi trong buổi thi thật.
3.2 Lưu ý khi đi thi
– Nên đến đúng giờ tập trung đã ghi trên giấy hẹn (Ưu tiên đi sớm hơn 15 phút). Cầm sẵn phiếu dự thi và CMND/CCCD/hộ chiếu trên tay khi giám thị gọi tên vào phòng.
– Nên đi vệ sinh và không nên uống quá nhiều nước trước khi vào phòng thi, vì bài thi sẽ diễn ra liên tục và không có thời gian nghỉ giữa các phần thi.
– Thí sinh sẽ làm bài thi bằng bút chì vì thế khi đi thi nên mang theo ít nhất 2 hoặc 3 cái bút chì đã gọt sẵn và gôm tẩy theo cùng. (Nên mang bút chì 2B để tô phiếu trả lời dễ hơn).
– Tuyệt đối không được mang điện thoại hay các loại từ điển, tài liệu vào phòng thi.
– Không được làm lại phần đã qua, sau khi nghe xong bạn có 5 phút để tô đáp án, xong 5 phút này, thí sinh sẽ không được lật lại nữa, các phần khác cũng tương tự.
3.3 Lưu ý khi làm bài thi HSK
Trước mỗi bài nghe sẽ có một đoạn nhạc dạo đầu hoặc ví dụ minh họa, bạn nên tận dụng thời gian này để đọc sơ qua các câu trả lời hoặc đề bài trước.
Khi làm bài nghe, bạn nên tập trung cao độ và ghi lại những thông tin quan trọng, nhất là các thông tin về con số, họ tên, màu sắc, địa điểm, thời gian. Nếu bạn không tìm được đáp án nào phù hợp, hãy nhanh chóng bỏ qua và tập trung vào câu khác, tránh làm mất thời gian và ảnh hưởng đến các câu sau.
Về phần viết, bạn nên đọc lướt qua để nắm ý chính và ghi nhớ những chi tiết quan trọng. Không cần nhớ chi tiết từng từ ngữ nhưng hãy lưu ý các tư liệu đề cập liên quan đến: Thời gian, địa điểm, nhân vật, nguyên nhân, diễn biến, kết quả.
4. Kinh nghiệm luyện thi HSK hiệu quả
4.1 Xây dựng lộ trình ôn thi HSK bài bản
Học tiếng Trung Quốc sẽ dễ dàng nếu bạn có phương pháp học tập đúng đắn. Lập phương pháp học tập phải đi kèm cả cách học, nếu có thể thì nên lập theo từng tuần hoặc từng tháng một để ghi chú những nội dung mình muốn học trong thời gian đó. Bạn nên chuẩn bị tinh thần dám sai – dám sửa, ham học hỏi ở bất kì tình huống, thời điểm nào cũng như từ bất kì ai.
Bạn cần nhìn nhận và đánh giá cách học hiện tại của mình, cũng có thể tham khảo phương pháp học khác. Tuy nhiên, hãy đánh giá thật khách quan.
Để tìm ra phương pháp luyện thi hiệu quả, bạn thử áp dụng học 1 bài trước, nhìn nhận, đánh giá xem bản thân mất bao lâu để hiểu và nắm rõ bài. Vì mỗi kế hoạch, mỗi phương pháp học sẽ phù hợp với từng đối tượng khác nhau, do đó hãy thử thật nhiều cách để tìm được phương pháp lộ trình học Tiếng Trung tốt .
4.2 Kinh nghiệm luyện nghe
Bạn cần tập thói quen nghe tiếng Trung bất cứ khi nào có thể. Để bạn thích nghi dần với tiếng Trung, đặc biệt là các âm lạ.
Ngoài ra, khi học tiếng Trung, nhất là để phục vụ cho việc thi lấy chứng chỉ HSK thì bạn nên chọn nguồn nghe tiêu chuẩn. Có rất nhiều nguồn nghe tiếng Trung chuẩn để bạn lựa chọn, như CDs, video, truyền hình, đài phát thanh và các đàm thoại cá nhân.
Tuy nhiên khi mới bắt đầu học, bạn nên chọn những bài nghe có nội dung đơn giản để dễ tiếp thu. Tránh trường hợp chọn chủ đề hoặc bài nghe quá khó, khiến bạn sinh tâm lý chán nản. Hãy chọn những bài nghe có giọng phát âm chính xác, chậm, dễ hiểu. Khi khả năng nghe đã đạt được một trình độ nhất định thì mới gia tăng độ khó để nhanh tiến bộ hơn.
Bạn cũng nên chuẩn bị sẵn cho mình một cuốn sổ tay để ghi chú những từ vựng trong quá trình nghe. Việc này sẽ giúp bạn bổ sung nguồn từ vựng cũng như mở rộng vốn từ đáng kể cho bài thi HSK.
4.3 Kinh nghiệm luyện đọc
Khi làm bài đọc, bắt buộc bạn phải có vốn từ vựng phong phú. Đối với bài thi HSK, bạn cần phải nắm được số lượng từ vựng tương ứng với cấp độ bạn đăng ký thi. Vậy nên việc trau dồi từ vựng là điều vô cùng quan trọng.
Bước chọn tài liệu để luyện đọc cũng rất quan trọng. Bạn nên đọc những chủ đề mình quan tâm để có hứng thú hơn. Chỉ cần bỏ ra mỗi ngày từ 15 – 20 phút là có thể cải thiện kỹ năng đọc đáng kể rồi. Thêm vào đó, bạn hãy tập cách đọc lướt qua và nắm ý chính, điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình làm bài thi HSK. Vì bạn không có nhiều thời gian để đọc kỹ từng từ một, cần phải đọc lướt để tìm ra nội dung thích hợp cho đáp án. Như vậy bạn mới đạt được điểm cao.
Nguồn:https://ngoainguphuonglan.edu.vn/