Bạn là người mới bắt đầu học tiếng Anh? Bạn học tiếng Anh nhiều năm rồi nhưng vẫn mất gốc? Bạn cần thi lấy chứng chỉ tiếng Anh để phục vụ mục đích học tập tại trường hay cho công việc trong tương lai? Bạn đang tìm cho bản thân một lộ trình học tiếng Anh giao tiếp phù hợp với khả năng bản thân?
Ngay sau đây, Ngoại ngữ Phương Lan sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn một lộ trình học tập rõ ràng và cụ thể giúp bạn cải thiện khả năng giao tiếp một cách nhanh chóng.
Nếu bạn đã tìm ra được nguyên nhân khiến mình học tiếng Anh không thành công. Tiếp theo bạn sẽ tìm cách khắc phục những nguyên nhân đó.
- Đừng để mình mãi là “nạn nhân” trong chính những nguyên nhân mà mình tạo ra!
- Bạn sẽ tiến bộ dần dần nếu đi đúng lộ trình và phương pháp.
- Chúng tôi sẽ xây dựng cho bạn lộ trình tự học tiếng Anh giao tiếp cho người mới bắt đầu.
Sau một thời gian kiên trì phấn đấu, bạn chắc chắn sẽ thấy được thành quả!
1. Lộ trình 1: Bắt đầu với phát âm
Luyện tập phát âm là kỹ năng rất cần thiết và quan trọng. Đây là kỹ năng nền tảng cho việc học và luyện nói tiếng Anh giao tiếp.
Đôi khi, trong các bài hội thoại tiếng Anh căn bản, để người khác có thể hiểu được ý định của bạn. Bạn chỉ cần phát âm thật chuẩn, sử dụng một vài từ vựng hoặc những câu đàm thoại thông dụng.
Hãy cẩn thận, lỗi phát âm sai có thể làm người nghe hiểu sai hoàn toàn ý của bạn.
Ngoài ra, phát âm sai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tiếng Anh của bạn sau này. Vì sao lại như vậy:
- Khi phát âm sai, lúc này bạn không thể nghe chính xác được người khác nói trong lúc giao tiếp.
- Dẫn đến việc bạn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình học.
Để tránh tình trạng trên. Dưới đây là “lộ trình học” phát âm tiếng Anh giao tiếp cơ bản, phù hợp cho người mới bắt đầu và mất gốc tiếng Anh.
Chặng 1: Luyện tập cơ miệng tại nhà
Phát âm tiếng Anh không giống với tiếng Việt. Đối với tiếng Anh, việc phát âm đòi hỏi nhiều đến sự kết hợp giữa khoang miệng, môi và cột hơi, để âm phát ra được chính xác.
Trong phát âm tiếng Anh, bạn cần chú ý học chính xác cách chuyển động của miệng cho từng âm tiết. Đây là lý do chúng ta dễ bị mệt và hụt hơi khi luyện nói tiếng Anh trong thời gian dài và liên tục.
Một số bài tập cơ miệng gợi ý cho bạn:
- Bài tập cơ lưỡi.
- Thổi hơi qua miệng.
- Bài tập rung cổ họng.
- Bài tập lấy hơi từ bụng.
Chặng 2: Làm chủ ngữ âm trong tiếng Anh
Học phát âm chuẩn theo bảng IPA.
Phần phía trên màu xám Nguyên âm ( Vowels) gồm 2 phần nhỏ hơn:
- Phần xám nhạt là Nguyên âm đơn ( Monophthongs).
- Phần xám đậm là Nguyên âm đôi ( Diphthongs).
Cách học đúng ở đây là học lần lượt từ Nguyên âm đơn, Nguyên âm đôi, Phụ âm. Hãy tập trung vào 8 âm này: /iː/, /ɜː/, /ɑː/, /eɪ/, /dʒ/, /j/, /θ/, /l/.
Các âm này xuất hiện trong 80% các từ tiếng Anh và cũng là những âm khó đối với người Việt Nam. Vì khẩu hình các âm này không giống bất kì âm nào trong tiếng Việt.
Nhưng khi bạn nắm được cách phát âm của 8 âm quan trọng này, thì việc luyện các âm còn lại cũng sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Chặng 3: Tầm quan trọng của “trọng âm” và “ngữ điệu” trong tiếng Anh
#1 Trọng âm trong tiếng Anh là gì?
Tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm tiết. Do đó, những từ có hai âm tiết trở lên trong tiếng Anh luôn có một âm tiết phát âm khác hẳn với các âm tiết còn lại về độ cao, độ dài, độ mạnh. Đó được gọi là trọng âm.
Nhìn vào phiên âm của một từ, trọng âm của từ đó được ký hiệu bằng dấu (‘) ở phía trước, bên trên âm tiết được nhấn trọng âm.
Trọng âm trong tiếng Anh cũng quan trọng như dấu trong tiếng Việt. Đây là chìa khóa để hiểu và nói tiếng Anh chuẩn như người bản xứ
Một số từ được viết giống nhau nhưng khác nhau về từ loại sẽ có cách nhấn trọng âm vào những âm tiết khác nhau. Nếu bạn nói sai trọng âm, người nghe sẽ khó hiểu ý của bạn thậm chí hiểu sai.
#2 Ngữ điệu trong tiếng Anh là gì?
Ngữ điệu trong tiếng Anh được hiểu đơn giản là sự lên xuống và ngắt nghỉ khi nói. Ngữ điệu sẽ làm kỹ năng nói tiếng Anh của bạn trôi chảy, lôi cuốn và tự nhiên hơn. Nó được ví như tính nhạc có trong mỗi câu.
Sự thật là, mỗi người sẽ có ngữ điệu riêng. Họ sẽ nhấn mạnh ở các từ mà họ cho là quan trọng trong ý của họ. Ví dụ:
- There are six books on the table => Nhấn mạnh có 6 cuốn sách chứ không phải 3 cuốn hay 4 cuốn.
- There are six books on the table => Nhấn mạnh đó là cuôn sách chứ không phải quyển số tay hay cuốn tập.
- There are six books on the table => Nhấn mạnh để trên bàn chứ không phải để trên ghế hay tủ.
*Lưu ý: Việc lên giọng hay xuống giọng ở những chỗ khác nhau sẽ làm câu mang một ý nghĩa và sắc thái khác hẳn nhau.
2. Lộ trình 2: Luyện nghe tiếng Anh tăng phản xạ
Bạn có bao giờ tự hỏi:
- “Những người giỏi tiếng Anh đã luyện kỹ năng Listening như thế nào?”
- Tại sao họ có thể nghe như “gió” và nói như “bay” vậy?
Câu trả lời chính là họ đã áp dụng phương pháp học tiếng Anh giao tiếp Effortless English thần thánh.
Effortless English đã giúp hàng triệu người trên khắp thể giới nói tiếng Anh lưu loát chỉ trong 3-6 tháng. Effortless English tập trung vào kĩ năng nghe qua các Mini – Story
Mini – Story là bài nghe dưới dạng file mp3, mỗi bài học có ít nhất 2-3 bài nghe (một số bài có thể nhiều hơn) về một chủ đề cụ thể.
Chặng 1: Làm chủ từ vựng trước khi nghe mini – story
Học tiếng Anh giao tiếp qua mini – story.
Bước 1: Đọc hiểu bài – Gạch chân từ mới
- Đọc lần 1: Hãy cố gắng hiểu nội dung chính của câu chuyện (bỏ qua những từ vựng không biết).
- Đọc lần 2: Gạch chân những tư vựng mới => Đoán nghĩa của từ dựa vào ngữ cảnh câu chuyện.
Bước 2: Nắm bắt ngữ nghĩa của từ:
- Vào Google => Mở Google Image.
- Điền từ vựng tiếng Anh cần học => Đoán nghĩa của từ.
- Cố gắng kết hợp sử dụng Body Language để ghi nhớ từ vựng sâu hơn.
Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng từ điển. Từ điển sẽ giúp bạn biết được nghĩa và ngữ nghĩa của từ trong từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn tránh những sai lầm cơ bản khi sử dụng những từ vựng tiếng Anh.
Chặng 2: Luyện nghe tiếng Anh như thế nào cho hiệu quả?
Bước 1: Nghe và nắm bắt nội dung các đoạn hội thoại cơ bản
- Warm – up cho tinh thần thoải mái trước khi bắt đầu.
- Nghe lần 1: Nghe và cảm nhận tổng quan câu chuyện mà chưa cần hiểu 100%.
- Nghe lần 2 – 3: Nghe hiểu câu chuyện, ghi chú lại các từ khóa mà bạn nghe được.
Bước 2: Luyện nghe tiếng Anh cùng với Script
Trong lúc luyện nghe và nhìn vào script, bạn hãy ghi chú lại những thông tin sau:
- Những từ vựng mới.
- Các âm đuôi, và các chỗ nối âm.
- Ngữ điệu trong câu.
Sau đó, bạn hãy sử dụng từ điển hoặc nhờ giáo viên hỗ trợ. Bạn cũng nên tìm hiểu thêm về những vấn đề bạn vừa ghi chú được trong câu chuyện.
Bước 3: Nghe và luyện tập ngữ âm
Tại bước này, bạn sẽ bật file story và nghe đi nghe lại file này một vài lần. Sau đó, bạn bắt đầu nói lại nội dung audio gốc.
- Bạn hãy nhớ ghi âm lại giọng của mình và so sánh với bản Audio nhé.
- Nếu bạn thấy chưa giống về ngữ điệu, vẫn thiếu âm cuối hoặc nối âm.
- Lúc này các bạn mở lại Audio và nghe thêm vài lần nữa.
*Mẹo: Thời gian đầu, bạn chỉ cần tập trung nghe nhiều nhất có thể mà chưa cần phải nhắc lại ngay. Hãy cứ nghe, và nghe thật nhiều trước khi tập bắt chước nói theo Audio.
Bước 4: Shadowing theo Mini – Story.
Để đạt kết quả cao trong phần này, các bạn lưu ý những điểm sau nhé:
- Hãy đứng dậy và luyện tập.
- Nói to, rõ ràng và tràn đầy năng lượng.
- Kết hợp sử dụng Body Language (Trả lời Yes, No).
Quá trình học bao gồm 3 bước nhỏ:
- Audio đọc 1 câu Statement: các bạn sẽ tỏ ra mình hiểu câu đó bằng cách nói Ohhhh, Ahhhh.
- Audio sẽ hỏi những câu hỏi liên quan đến nội dung câu chuyện. Các bạn sẽ trả lời Yes / No / Đưa ra các câu trả lời.
- Audio sẽ hỏi những câu hỏi không có trong câu chuyện, các bạn sẽ đoán và trả lời câu hỏi.
Đối với việc luyện tập thì sẽ chia ra làm 4 cấp độ:
- Level 1: Nghe – Trả lời Keywords ( Bình thường).
- Level 2: Nghe – Trả lời Keywords – Tốc độ nhanh dần (3s).
- Level 3: Nghe – Trả lời Full Sentence ( Bình thường).
- Level 4: Nghe – Trả lời Full Sentence – Tốc độ nhanh dần (3s).
Tùy vào khả năng của mình, bạn hãy luyện tập nhiều hơn trước khi bước sang Level cao hơn. Dù bạn ở level nào đi chăng nữa, bạn hãy cố gắng chinh phục tất cả Level của nghe Mini – Story nhé!
3. Lộ trình 3: Tổng quan ngữ pháp trong tiếng Anh và vì sao phải học ngữ pháp?
Sau khi bạn đã trang bị cho mình kỹ năng phát âm và nghe. Ngữ pháp là một trong những chìa khóa vạn năng cho kỹ năng nói (speaking) và giao tiếp tiếng Anh cho người mới.
Ngữ pháp tiếng Anh giúp bạn nghe và hiểu đúng ý người nói. Ví dụ:
- I am in love with her.
- I was in love with her.
Ở ví dụ trên, sự khác biệt rất nhỏ (am – was), nhưng mối quan hệ giữa người nói và “her” rất khác biệt. Trong 2 trường hợp, một việc xảy ra ở hiện tại và một việc đã xảy ra ở quá khứ.
*Lưu ý: Nếu quá sa đà vào ngữ pháp, bạn sẽ đánh mất khả năng phản xạ tự nhiên khi giao tiếp tiếng Anh. Mục đích chính trong giao tiếp chính là người đối diện có thể hiểu được bạn.
Đúng là không thể phủ nhận tầm quan trọng của ngữ pháp trong tiếng Anh. Tuy nhiên, khi giao tiếp, chúng ta chỉ cần sử dụng những cấu trúc tiếng Anh cơ bản, đúng nghĩa và thể hiện chính xác được suy nghĩ của bản thân.
Trong Anh văn giao tiếp bạn chỉ cần sử dụng và áp dụng những ngữ pháp đơn giản. Hãy tập trung vào những chủ điểm ngữ pháp sau:
Chặng 1: Tenses – “Thì” trong tiếng Anh là gì?
Thì hay thời (thời gian) là một thuật ngữ trong ngữ pháp. Thì được dùng để mô tả về một trạng thái của động từ trong câu xảy ra vào thời gian nào.
Việc học nhuần nhuyễn, nắm vững cấu trúc và cách sử dụng các thì là bước đệm rất quan trọng, giúp hỗ trợ cho những người mới rất nhiều trong quá trình học tiếng Anh sau này.
Có tất cả 13 thì. Nhưng thời gian đầu, bạn chỉ cần học 5 thì thông dụng nhất:
- Thì hiện tại đơn – Present simple.
- Thì hiện tại tiếp diễn – Present continuous tense.
- Thì hiện tại hoàn thành – Present perfect tense.
- Thì quá khứ đơn – Past simple tense.
- Thì tương lai đơn – Simple future tense.
Chặng 2: Các loại từ (từ loại) trong tiếng Anh
- Danh từ (noun).
- Động từ (verb).
- Tính từ (adjective).
- Trạng từ (adverb).
- Mạo từ (article).
- Giới từ (prepositions).
- Liên từ (conjuctions).
Chặng 3: Cấu trúc câu có những loại như sau
- Câu bị động tương ứng với 5 thì cơ bản mà Pasal đã giới thiệu ở trên.
- Câu điều kiện loại 0, 1, 2, 3.
- Câu so sánh ngang bằng (Equality), So sánh hơn (Comparative), So sánh nhất (Superlative).
Chặng 4: Relatives clause – Mệnh đề quan hệ trong tiếng Anh là gì?
Mệnh đề quan hệ có thể bao gồm nhiều từ hoặc cả câu, có chức năng giải thích rõ hơn về danh từ đứng trước nó. Có hai loại mệnh đề quan hệ: mệnh đề quan hệ xác định và mệnh đề quan hệ không xác định.
Các mệnh đề quan hệ này thường được nối với mệnh đề chính bằng các đại từ quan hệ (relative pronouns) như:
- Who.
- which.
- Whose.
- Whom.
- That.
*Lưu ý: Đây chỉ là bảng liệt kê về kiến thức. Để nắm rõ các loại từ này và cách sử dụng trong từng trường hợp. Pasal sẽ có một chủ đề riêng hướng dẫn cụ thể và chi tiết riêng nhé.
Lộ trình 4: Từ vựng tiếng Anh theo chủ đề
Sau một quá trình luyện tập phát âm tiếng Anh thì chắc hẳn bạn đã phát âm tiếng Anh khá chuẩn rồi.
Nhưng để có thể tự tin giao tiếp được thì chưa đủ, bạn cần phải trang bị cho mình nhiều từ vựng hơn.
Lời khuyên ở đây là hãy học tiếng Anh theo chủ đề.
Đây là một phương pháp và cách học từ vựng tiếng Anh rất hiệu quả và khoa học. Điểm cốt lõi của phương pháp này là tạo ra các mối liên kết giữa các từ vựng với nhau thông qua một câu chuyện cụ thể.
Kế đến, yếu tố quyết định sự thành công lớn nhất vẫn là sự chăm chỉ. Kết hợp với việc luyện tập hằng ngày và một phương pháp học đúng đắn!
*Mẹo: Hãy trang bị cho bản thân một cuốn sổ tay từ vựng. Ghi chép những từ vựng cơ bản theo từng chủ đề và luyện tập hàng ngày nhé.
Chặng 1: Cách học từ vựng tiếng Anh khi giao tiếp hiệu quả cho người mới
Ngoài cách học từ vựng thông thường là ghi chép. Bạn nên học từ vựng kết hợp với hình ảnh, âm thanh để não bộ ghi nhớ lâu hơn.
Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:
- Youtube – Với nội dung hấp dẫn, đa dạng và mang tính giải trí cao trên Youtube, bạn vừa có thể học từ vựng, học phát âm, học ngữ điệu cùng một thời điểm.
- Tra nghĩa của từ vựng bằng từ điển online
- Oxford Dictionary
- Cambridge Dictionary
- Google Image – Nếu việc học và tra từ vựng theo từ điển khiến bạn cảm thấy nhàm chán. Hãy thử trải nghiệm tính năng Google Image.
Chặng 2: Bí quyết học từ vựng nhanh, nhớ mãi không quên
Việc học tiếng Anh đôi khi rất là áp lực. Bạn không nên cố gắng học quá nhiều từ vựng trong một thời gian ngắn, dẫn đến việc stress trong học tập.
#1 Đừng nhồi nhét! Hãy học 5-10 từ vựng mỗi ngày
- Thời gian đầu, sau khi học từ mới, bạn hãy thường xuyên luyện tập và ứng dụng thành những câu giao tiếp đơn giản.
- Khi bắt đầu quen dần, bạn có thể nâng số lượng từ mới mỗi ngày lên một chút và học từ mới ở mức độ khó hơn.
#2 Ôn tập đều đặn: Ôn đều đặn lại các từ vựng đã học. Hãy chắc chắn rằng bạn đã nắng vững ngữ nghĩa của từ đó.
- Ôn lần 1: 10 phút sau khi học.
- Ôn lần 2: 24 giờ sau khi học.
- Ôn lần 3: 1 tuần sau khi học.
- Ôn lần 4: 1 tháng sau khi học.
#3 Học cách phát âm những từ vựng tiếng Anh thông dụng trước
Đây là một yếu tố quan trọng để ứng dụng được từ vựng đã học, bạn phải nói chuẩn phát âm tiếng Anh để người khác hiểu bạn đang nói gì. Hãy chú ý trọng âm của từ và luyện tập đến khi nhuần nhuyễn.
#4 Học các chủ đề cần thiết và cơ bản trước để tránh lãng phí thời gian.
- Nếu là bác sĩ, bạn sẽ học những chủ đề liên quan đến bệnh viện, các loại bệnh, tên gọi các dụng cụ y khoa,…
- Nếu làm văn phòng, bạn sẽ học các chủ đề liên quan đến công ty, các mối quan hệ công việc, các đồ dùng văn phòng, chức vụ,…
Hãy biến việc học tiếng Anh thành thói quen và niềm vui trong cuộc sống của bạn!