1. Nguyên nhân bạn bị mất gốc tiếng Anh
1.1. Chưa có mục tiêu học tập cụ thể
Việc mất gốc tiếng Anh bắt đầu ngay từ khi bạn không thể xác định được lý do mình học ngôn ngữ này để làm gì. Không có định hướng rõ ràng đồng nghĩa với việc bạn không có động lực để đạt được mục đích cuối cùng. Bạn sẽ học tiếng Anh với tâm thế buông lơi, không thực sự dồn 100% sự tập trung vào nội dung bài giảng và bỏ lỡ những kiến thức cơ bản nhất.
1.2. Phương pháp học chưa chuẩn
Không có một công thức duy nhất nào có thể đảm bảo bạn có thể giỏi tiếng Anh vượt trội. Mỗi người có ưu nhược điểm riêng biệt. Nếu bạn chưa biết những điểm mạnh và điểm yếu của mình, bạn có thể vô tình học tiếng Anh với phương pháp không phù hợp. Từ đó, phương pháp này gây ra “tác dụng ngược”, khiến bạn nản chí và không muốn tiếp tục hành trình chinh phục ngoại ngữ.
1.3. Chưa được hướng dẫn, khuyến khích học tập
Quá trình học tiếng Anh từ con số 0 rất vất vả. Thế nên, bạn cần có sự đồng hành của những người thầy, người bạn tâm lý và có trình độ tiếng Anh.
Việc tự học không phải là không hiệu quả nhưng bạn có thể mắc những sai lầm trong quá trình này. Lỗi phát âm, lỗi ngữ pháp hay lỗi viết đoạn văn liền mạch là những “lỗ hổng” tiếng Anh mà chúng ta không thể tự nhận ra.
Vậy nên, có thêm một người chỉ dẫn tận tình và thường xuyên nhận xét, khích lệ sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được kết quả học tập mong muốn.
1.4. Không có động lực học
Khi được hỏi học tiếng Anh có thú vị không, nhiều người sẽ than phiền rằng ngoại ngữ này rất “khó nuốt”. Đó là vì họ chưa tìm được động lực học của riêng mình. “Đòn bẩy” để lấy lại căn bản tiếng Anh cho người mất gốc bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau. Có thể là nội dung bài học, giáo viên đứng lớp, bạn bè chung lớp hoặc hệ thống công nghệ.
Vậy nên, hãy tìm một chương trình Anh ngữ có thể tạo cảm hứng cho bạn chủ động làm giàu vốn kiến thức ngoại ngữ của mình.
1.5. Không sử dụng tiếng Anh thường xuyên
Tiếng Anh sẽ không thể nào tự phát triển nếu nó chỉ dừng lại ở những trang tập. Với tiếng Anh giao tiếp, bạn cần thực hiện liên tục để tăng nhanh tốc độ phản xạ và phát âm thêm chuẩn xác.
Còn tiếng Anh chuyên ngành cũng cần được áp dụng vào công việc hàng ngày để bạn không quên mất định nghĩa của chúng cũng như nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Việc học lý thuyết và bỏ qua thực hành sẽ khiến mọi công sức của bạn bị lãng phí.
1.6. Quá bận rộn để tiếp tục phát triển
Bạn có thể đã từng thành thạo tiếng Anh nhưng công việc và bài tập trên trường khiến bạn không còn thời gian để tiếp tục mở rộng vốn hiểu biết của mình cũng như rèn luyện ngoài thực tế. Nền tảng Anh ngữ của bạn về lâu dần sẽ bị mai một và trở về vạch xuất phát.
Nhận thức được điều này, bạn cần nhanh chóng lấy lại căn bản với chương trình tiếng Anh cho người mất gốc để không lãng phí những gì mình đã dày công gây dựng.
2. Đối tượng nào cần học tiếng Anh cho người mất gốc
2.1. Học sinh
Học sinh là nhóm đối tượng cần phải phát triển đồng đều 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết tiếng Anh. Kiến thức được thu nạp từ lúc theo học trên ghế nhà trường rất quan trọng vì nó tạo nên nền tảng cho việc phát triển ngôn ngữ về sau.
Nếu học sinh để mất gốc, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn theo kịp trình độ của bạn bè trong lớp hoặc đạt được thành tích học tập mong muốn. Về lâu dài, điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hồ sơ ứng tuyển đại học của bạn vì hiện nay rất nhiều trường tuyển sinh yêu cầu trình độ ngoại ngữ cao.
Nếu chưa có nền tảng vững chắc, học sinh cần tranh thủ thời gian để học tiếng Anh cho người mất gốc và đảm bảo mình có đủ năng lực thể đăng ký theo học tại trường đại học mình yêu thích.
2.2. Sinh viên
Khi lên đại học và đi sâu vào ngành học của mình, nhiều sinh viên bỡ ngỡ và lạc lối vì không hiểu được nội dung bài giảng tiếng Anh. Nguyên nhân đầu tiên đến từ việc bản thân không có nền tảng ngoại ngữ vững chắc.
Từ khi còn là học sinh, các bạn đã bị hổng kiến thức nhưng lại không bổ sung liền tiếng Anh cho người mất gốc nên dẫn đến khó khăn khi học nội dung chuyên ngành.
Hơn thế nữa, trong kỷ nguyên hội nhập quốc tế, sinh viên cần phải trang bị đầy đủ kỹ năng Anh ngữ và kỹ năng mềm để đáp ứng tiêu chí tuyển dụng mới nhất của các doanh nghiệp.
Vậy nên, sinh viên là nhóm đối tượng cần gấp rút học tiếng Anh cho người mất gốc.
2.3. Người đi làm
Lĩnh vực ngành nghề như giáo dục, marketing, công nghệ thông tin… luôn xuất hiện những xu hướng, kiến thức mới bắt buộc người trong ngành phải cập nhật thường xuyên. Lượng lớn thông tin mới này thường được cộng đồng quốc tế chia sẻ và phân tích bằng tiếng Anh. Vậy nên, người đi làm không thể vì rào cản ngôn ngữ mà làm ngơ những nội dung giá trị đó.
Để không bỏ lỡ cơ hội phát triển nghề nghiệp, người đi làm cần đảm bảo mình có đầy đủ vốn Anh ngữ căn bản. Kiến thức tiếng Anh cho người mất gốc sẽ hỗ trợ nhân viên, quản lý và cả lãnh đạo xây dựng nền tảng ngoại ngữ vững chắc. Từ đó, mới có thể nghiên cứu và vận dụng thành thạo kiến thức tiếng Anh chuyên ngành vào công việc.
2.4. Người muốn du học/ định cư nước ngoài
Đối với nhóm đối tượng này, việc học tiếng Anh cho người mất gốc là vô cùng quan trọng. Bởi quá trình du học và định cư tại nước ngoài đòi hỏi trình độ tiếng Anh phải từ mức căn bản trở lên. Nếu không, thời gian học tập và sinh sống tại quốc gia khác sẽ rất khó khăn.
Rào cản về ngôn ngữ khiến cho nhiều người cảm thấy bị cô lập vì khác biệt văn hoá, tư tưởng và lối sống. Chính vì thế, ngay khi xác định ước mơ của mình, người học phải trau dồi vốn Anh ngữ cũng như các kỹ năng tư duy phản biện, thích nghi và hợp tác.
3. 5 bước lấy lại căn bản tiếng Anh cho người mất gốc
3.1. Luyện nghe 15 phút mỗi ngày
Học bất kì một ngôn ngữ nào cũng vậy, trước khi bạn học nói, đọc, viết thì bạn phải học nghe. Bạn muốn nói, đọc hay viết điều gì thì trước tiên trong đầu bạn phải được nạp những điều đó rồi.
Cách tốt nhất để luyện nghe tiếng Anh hiệu quả đó là nghe tiếng Anh mỗi ngày. Bạn nên tạo thói quen nghe tiếng Anh chủ động ít nhất 15 phút mỗi ngày. Nghe thụ động mỗi khi rảnh và nghe ít nhất 1 tiếng mỗi ngày. Việc xem phim hay nghe nhạc tiếng Anh cũng giúp bạn luyện nghe tốt hơn đấy.
Có thể lúc đầu bạn sẽ khó hiểu được nội dung của bài nghe. Nhưng bạn đừng quá lo lắng, nghe đi nghe lại nhiều lần khiến bạn quen dần và bắt đầu đoán được nội dung của bài học. Bạn không cần phải hiểu hết cả câu, cái bạn cần nắm được là nội dung chính mà câu này nói đến.
Khi đã nghe nhiều lần như vậy, khả năng nghe tiếng Anh của bạn sẽ được nâng cao và bắt đầu nghe rõ từng câu chữ hơn.
Bạn có thể tham khảo những video luyện nghe tiếng Anh thụ động từ Youtube tại các kênh nổi tiếng.
3.2. Chú trọng phát âm chuẩn
Để việc nghe của bạn thêm chuẩn xác hơn thì bạn cần phải biết phát âm đúng. Một trong những lý do khiến bạn thất bại trong việc học tiếng Anh trước đó là cách phát âm sai. Chính vì vậy bạn cần phải học cách phát âm đúng, điều này khiến cho quá trình nghe tiếng Anh của bạn được nhẹ nhàng và chính xác hơn.
Như vậy, bạn nên nghe cách phát âm chuẩn của người bản xứ rồi học phát âm lại thật chậm, sửa lỗi phát âm đơn giản trước rồi tăng mức độ phức tạp lên. Lặp đi lặp lại nhiều lần mỗi ngày để không còn gượng miệng khi phát âm.
3.3. Học 5 từ vựng mới mỗi ngày
Học từ vựng mới là chìa khóa để lấy lại tiếng Anh cơ bản. Giải quyết được vấn đề này thì việc lấy lại tiếng Anh cơ bản là đơn giản với bạn.
Kết hợp với bài nghe, bạn học từ vựng mới theo chủ đề bài nghe và học cách phát âm chuẩn của những từ vựng đó. Học những trường hợp áp dụng cụ thể. Như vậy bạn sẽ dễ dàng nhớ được từ này và cách áp dụng nó.
3.4. Luyện nói
Có một điều đặc biệt là rất nhiều người học tiếng Anh khi luyện nói ở nhà hay luyện một mình thì nói rất hay, nhưng khi giao tiếp với người nước ngoài thì lại không thể nói được mặc dù bạn nghe và hiểu họ đang nói gì. Đây là bệnh “sợ sai” mà rất nhiều bạn gặp phải hiện nay.
Các bạn sợ khi nói sẽ phát âm sai, không đúng ngữ pháp nhưng nếu bạn cứ im mà giấu sai như vậy thì bạn sẽ không bao giờ đúng được. Chính vì vậy bạn cảm thấy nói tiếng Anh là vô cùng khó khăn.
Học nói khác với học phát âm một chút là bạn không những học nói một từ mà học cả một câu, học cả cách phát âm, cách nhấn giọng, ngữ điệu,… Làm sao để nói hay như người bản xứ, chỉ có một cách là bạn phải nhái lại y chang như người ta nói.
Cách này đơn giản nhất là bạn xem phim và học nói theo các nhân vật trong phim. Và đặc biệt là áp dụng những gì mình đã luyện tập vào trong cuộc sống mọi lúc mọi nơi.
Nếu bạn không thể học qua các bộ phim thì bạn cũng có thể học các bài nói giao tiếp thường ngày (hiện nay có rất nhiều trên Internet) và cùng nói chuyện với bạn của mình như những cuộc nói chuyện thông thường. Chỉ khác một điều là thay vì bình thường hai bạn nói chuyện với nhau bằng tiếng việt thì bây giờ nói bằng tiếng Anh. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng cũng cần sự cố gắng của các bạn rất nhiều đấy. Hãy cố lên nhé!
3.5. Học ngữ pháp đọc và viết
Học đọc đơn giản nhất là đọc truyện, đọc sách, đọc báo,… Tóm lại là bạn có thể đọc bất cứ thứ gì bằng tiếng Anh mà bạn cảm thấy hứng thú.
Về việc học viết thì bạn hãy tập viết những điều đơn giản trước. Có thể bạn chuyển qua viết nhật ký, viết truyện, viết thư,… cho bạn bằng tiếng Anh. Điều cần chú ý là bạn đừng quá bị ám ảnh bởi ngữ pháp. Hãy luyện tập với một số bài tập ngữ pháp cơ bản sau đó viết bài hoặc nói lại bằng những cấu trúc ngữ pháp mới vừa học.
Một cách đơn giản để bạn nhớ và hiểu rõ về các cấu trúc ngữ pháp bạn mới học là bạn hãy trở thành “một giáo viên” dạy lại các bài mình đã học cho một người khác.
4. Mất gốc tiếng Anh cần học bao lâu mới thành thạo
Thông thường cần ít nhất 3 tháng để lấy lại căn bản tiếng Anh cho người mất gốc. Vì khoảng thời gian này cho phép người học được làm quen lại với những kiến thức nền tảng và hình thành động lực để theo đuổi lâu dài.
Tuy nhiên, quá trình này có thể rút ngắn lại nếu bạn có ý chí quyết tâm cao. Mỗi ngành dành ra ít nhất 2 tiếng đồng hồ để chuyên tâm học từ vựng và ngữ pháp mới, thêm vào đó 1 tiếng để luyện nghe nói.
Như vậy, thời gian bao lâu để giỏi tiếng Anh sẽ không còn là vấn đề nữa.
5. Ngoại ngữ Phương Lan cải thiện tiếng Anh cho người mất gốc
Người mất gốc tiếng Anh cần được đánh giá khách quan để xác định mình đang ở trình độ nào. Từ đó, cần hoạch định lộ trình chi tiết để đạt những mục tiêu cụ thể và khả quan. Có như vậy, người học mới nhanh chóng lấy lại căn bản và tiếp tục phát triển trên nền tảng vững chắc đó.