Khi bắt đầu một buổi học, để khơi dậy sự sôi động và tinh thần hào hứng học tập của bạn nhỏ thì các thầy, cô không thể thiếu được những tiết mục ” phá băng” vui nhộn để các con được “học mà chơi, chơi mà học”. Mỗi tiết học của các con vì vậy mà trở nên thú vị hơn bao giờ hết, giúp các con học tập vui vẻ và tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, không bị quá áp lực hay cảm giác nặng nề mỗi khi đến lớp. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho các quý thầy cô những trò chơi Tiếng Anh “ phá băng” hay nhất cho các con trong mỗi tiết học Tiếng Anh.
1. LỢI ÍCH CỦA TRÒ CHƠI DẠY TIẾNG ANH
Khác với những bài học truyền thống, những trò chơi giúp học sinh có thể “học mà chơi, chơi mà học” luôn được thầy cô ưu tiên lựa chọn bởi những lợi ích mà chúng mang lại:
- Tạo bầu không khí hào hứng cho học sinh.
- Tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa học sinh.
- Học sinh có cơ hội sáng tạo và đưa ra ý kiến bản thân.
- Rèn luyện các kỹ năng cần thiết như phản xạ, làm việc nhóm,…
- Giảm căng thẳng, áp lực trong giờ học.
2. TOP 3 TRÒ CHƠI “PHÁ BĂNG” HAY NHẤT
TRÒ CHƠI “BOARD RACE”
“Board Race” được sử dụng chủ yếu để ôn tập từ vựng tiếng Anh. Thời điểm phù hợp để thầy cô tổ chức trò chơi này là vào đầu tiết học. Trò chơi được sử dụng để kiểm tra lại những từ vựng đã học hoặc kiểm tra mức độ hiểu biết của học sinh về chủ đề mà thầy cô sắp dạy.
Cách tổ chức trò chơi:
Cách tổ chức trò chơi:
Số lượng học sinh | Cấp độ phù hợp | Cách chơi |
---|---|---|
> 6 học sinh | Phù hợp với mọi cấp độ | – Thầy cô tiến hành chia lớp thành hai đội và phát cho mỗi đội một bút đánh dấu màu.(Nếu lớp học rất đông, thầy cô nên chia học sinh thành các nhóm 3 hoặc 4 người.) – Kẻ một đường thẳng ở giữa bảng và viết một chủ đề ở trên cùng. – Sau đó, học sinh phải viết bao nhiêu từ mà thầy cô yêu cầu liên quan đến chủ đề dưới hình thức chạy tiếp sức. – Mỗi đội giành được một điểm cho mỗi từ đúng. Bất kỳ từ nào không thể đọc được hoặc viết sai chính tả đều không được tính. |
TRÒ CHƠI “CALL MY BLUFF”
Trò chơi tiếp theo mang tên “Call My Bluff” – một trò chơi vui nhộn và sôi nổi. Mục đích của trò chơi là tìm hiểu thông tin về các học sinh của mình trong lớp như tên tuổi, sở thích,… Thông qua đó, thầy cô sẽ nắm được về khả năng nói tiếng Anh của học sinh. Thời điểm tốt nhất để áp dụng trò chơi này là vào đầu học kỳ, khi thầy cô cần làm quen và “thu hẹp khoảng cách” giữa các học sinh.
Trò chơi cũng cần được tổ chức một cách tự nhiên để tạo ra bầu không khí gần gũi. Cụ thể trò chơi được tiến hành như sau:
Số lượng học sinh | Cấp độ phù hợp | Cách chơi |
---|---|---|
Toàn bộ học sinh trong lớp | Phù hợp với mọi cấp độ, tuy nhiên thường phù hợp nhất với nhóm học sinh lớn tuổi. | – Mỗi học sinh tiến hành viết 3 câu nói về bản thân, trong đó có 2 câu nói dối và 1 câu nói sự thật.– Thầy cô sẽ chia cặp 2 học sinh với nhau để tiến hành trò chơi. Học sinh sẽ đặt câu hỏi cho bạn cùng nhóm về từng câu và sau đó đoán xem câu nào là sự thật. – Thầy cô quan sát mỗi cặp học sinh để kiểm tra về khả năng nghe và nói tiếng Anh của mỗi bạn.– Để kéo dài trò chơi, thầy cô có thể luân phiên đổi bạn cùng nhóm. (Thầy cô cũng có thể tham gia vào trò chơi bằng cách viết những câu về bản thân và áp dụng cách chơi tương tự.) |
TRÒ CHƠI “WHERE SHALL I GO”
Trò chơi này là cơ hội tốt để thầy cô kiểm tra các giới từ chỉ sự chuyển động mà học sinh đã học. Trò chơi này rất thú vị tuy nhiên luôn cần sự giám sát chặt chẽ của thầy cô bởi học sinh sẽ thực hiện hành động bịt mắt.
Số lượng học sinh | Cấp độ phù hợp | Cách chơi |
---|---|---|
Toàn bộ học sinh trong lớp. | Phù hợp với mọi cấp độ. | – Trước khi học sinh đến, thầy cô hãy sắp xếp lại lớp học trở thành một mê cung. Thầy cô có thể thay đổi vị trí của bàn, ghế hoặc các đồ vật có sẵn trong lớp. – Khi học sinh đến, thầy cô hãy cho học sinh xếp hàng thành từng cặp bên ngoài lớp học, đồng thời bịt mắt một học sinh từ mỗi cặp. – Cho phép từng cặp vào lớp một lần; học sinh bị bịt mắt sẽ được bạn cùng nhóm dẫn đi qua mê cung. Bạn hướng dẫn cần nói tiếng Anh, sử dụng các hướng dẫn như bước qua, đi xuống, đi lên và đi xuống để dẫn đối tác của mình đến cuối mê cung. |
Trên đây là gợi ý 4 trò chơi dạy tiếng Anh hấp dẫn mà thầy cô có thể áp dụng để tăng tính năng động và thú vị cho những bài dạy trên lớp của mình. Dù ở bất kỳ độ tuổi nào, Trung tâm ngoại ngữ Phương Lan tin rằng học sinh sẽ luôn cảm thấy hứng thú với những tiết học được lồng ghép đa dạng trò chơi, nhờ đó khả năng tiếp thu và ghi nhớ bài học của các em cũng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, lời khuyên là thầy cô không nên vận dụng toàn bộ trò chơi mà hãy dựa vào đặc điểm của lớp mình để chọn lọc những trò chơi phù hợp nhất nhé!
https://youtu.be/LqyemIa6XeY