CV Xin Việc Tiếng Anh Là Gì?
Cv xin việc tiếng anh (Curriculum Vitae) là bản tóm lược thông tin của người tìm việc bằng tiếng Anh, bao gồm: Thông tin cá nhân (Personal details), mục tiêu nghề nghiệp (Career objective), kinh nghiệm làm việc (Work Experience), trình độ học vấn (Education and Qualifications), kỹ năng (Skills),… CV xin việc tiếng Anh giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng thể về ứng viên, sàng lọc những CV không phù hợp.
Nguyên Tắc Viết CV Xin Việc
- CV xin việc bằng tiếng Anh nên trình bày đơn giản, gọn gàng, bắt mắt, màu sắc phù hợp với nội dung.
- Sử dụng các font chữ tiêu chuẩn (Times New Roman, Arial).
- Độ dài CV không vượt quá 2 trang A4.
- Kiểm tra lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Kiểm tra kỹ phần thông tin liên lạc.
- Tên file CV đặt theo nguyên tắc: Vị Trí Ứng Tuyển + CV + Tên Ứng Viên. Ví dụ: NhanVienHanhChinh-CV-Tran Thi A
- Kiểm tra kỹ nội dung CV, đặc biệt là phần thông tin gửi nhà tuyển dụng và tên CV, nhiều khi bạn sử dụng CV gửi cho nhiều nhà tuyển dụng hoặc một CV nộp cho nhiều vị trí công việc khác nhau.
Cách Viết CV Xin Việc Bằng Tiếng Anh
- Personal details (Thông tin cá nhân)
- Personal photos/ Ảnh cá nhân: Sử dụng hình ảnh nghiêm túc
- Full name/ Họ và tên: Ghi đầy đủ theo CMND
- Gender/ Giới tính:
- Date of birth/ Ngày tháng năm sinh: Theo CMND
- Address/ Địa chỉ: Ghi địa chỉ thường trú
- Phone number/ Số điện thoại: Ghi số thường xuyên sử dụng để NTD tiện liên lạc
- Email/ Thư điện tử: Sử dụng địa chỉ email theo tên, nghiêm túc và chuyên nghiệp
- Website/ Trang web: Ghi trang web cá nhân hoặc MXH (nếu muốn)
- Career objective (Mục tiêu nghề nghiệp)
Trong CV xin việc bằng tiếng Anh, mục tiêu nghề nghiệp được xem là lời giới thiệu hay quảng cáo về bản thân, những mong muốn, ước nguyện về tương lai sự nghiệp. Hãy viết ngắn gọn, xúc tích (Khoảng 3 câu), mục tiêu cần rõ ràng và bao gồm cả mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
- Work Experience (Kinh nghiệm làm việc)
Nguyên tắc đầu tiên cần lưu ý trong CV xin việc bằng tiếng Anh là viết kinh nghiệm từ mới đến cũ, loại bỏ những khoảng kinh nghiệm làm việc ngăn dưới 3 tháng. Thay vì tập trung mô tả những việc đã làm tại công ty cũ hãy chú trọng viết về thành quả thu lượm được từ công việc. Ví dụ khi viết về kinh nghiệm làm lễ tân
- Mô tả công việc lễ tân…. (Thật ngắn gọn)
- Tập trung vào thành tựu đạt được:
- Gain lots of relationship in work/ Có thêm nhiều mối quan hệ trong công việc
- Improving English writing skill/ Cải thiện được kỹ năng viết tiếng Anh
- Knowledge of travel destinations/ Hiểu biết thêm về điểm du lịch
- Experience in training a new staff/ Thêm kinh nghiệm đào tạo nhân viên mới
- Ability of communication, team-work, building tour program, using social network for marketing & sales, taking care of tourists/ Tăng khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, xây dựng chương trình tour, sử dụng mạng xã hội để tiếp thị & bán hàng, chăm sóc khách du lịch.
- Education and Qualifications (Trình độ học vấn)
Trình độ học vấn trong CV xin việc tiếng Anh thường bao gồm các thông tin sau:
- Major/ Chuyên ngành đào tạo: Faculty of English and Modern Languages
- Name of University/ Tên trường đào tạo: Hanoi Open University
- Graduation Date/ Thời gian tốt nghiệp: 2020
- Grade Average/ Điểm trung bình (Có thể bỏ qua): 8.5
- Certificate/ Chứng chỉ: Liệt kê các chứng chỉ bạn có.
- Skills (Kỹ năng)
Kỹ năng trong CV xin việc bằng tiếng Anh thường chia làm hai loại: Một là kỹ năng chuyên môn, tức là các kỹ năng liên đến công việc đang ứng tuyển. Hai là kỹ năng cá nhân. Bạn chỉ nên đưa vào tối đa 5 kỹ năng và nhớ trung thực với những gì mình có thể làm tốt. Ví dụ
- Business Communication: both personal and interpersonal, Presentation, Emails, Debate skill/
- Teamwork skill and independent problem-solving skill
- Languages: Vietnamese (Native speaker), English (fluent)
- Computer: MS Word, MS Excel, Power Point, Internet, social media
- Research skill
- Time management skill and organization skill
- Interests and Achievements (Sở thích cá nhân và thành tựu)
Sở thích là phần không bắt buộc có trong CV xin việc tiếng Anh, nhưng khi đưa vào bạn nên cân nhắc liệt kê các sở thích lành mạnh, phù hợp với công việc. Nếu bạn đạt được các thành tựu, thành tích trong công việc cũng như học tập thì nên đưa vào để tăng độ uy tín. Ví dụ sở thích:
- Traveling, exploring new things
- Making friends and discovering strangers (especially foreign companions)
- Searching the web
- Movie & Music
- Reading
Các Lỗi Thường Gặp Khi Viết CV Xin Việc
CV xin việc quá dài
Nhà tuyển dụng chỉ dành tối đa một phút để đọc CV xin việc. Vì vậy, bạn cần viết CV ngắn gọn súc tích dưới 2 trang A4. Sử dụng một vài từ khóa làm nổi trội điểm mạnh bản thân và sự phù hợp với vị trí ứng tuyển. CV dài thường do bạn trình bày phần kinh nghiệm giống bản mô tả công việc hãy viết ngắn và tập trung vào những gì bạn học hỏi được từ công việc đó.
Quá chú trọng đến vị trí công việc
Mục đích của nhà tuyển dụng là thuê bạn về làm việc, đem lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp chứ không phải thuê bạn ngồi vào vị trí đó rồi dạy bạn cách làm việc. Vì vậy, hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn có thể làm được những gì, đem lại giá trị gì.
Sử dụng hình ảnh không phù hợp
Sẽ thật khó coi với tấm ảnh selfie, trang phục lòe loẹt, khu mặt nhiều biểu cảm. Hãy sử dụng một bức ảnh chụp chân dung 4x6cm với nụ cười thân thiện, trang phục công sở, nền xanh hoặc trắng.
Sử dụng địa chỉ email thiếu trang trọng
Nhiều ứng viên dùng email mình đang có mà không để ý nó có phù hợp hay không. Lưu ý tên địa chỉ email phải nghiêm túc, tốt nhất là tên của mình. Ví dụ tranvana@gmail.com. Tránh dùng các địa chỉ mail dạng girl_xinh@gmail.com hay boycute@gmail.com.
Lỗi trong phần kinh nghiệm làm việc
Nhiều bạn không biết hoặc không để ý cứ liệt kê kinh nghiệm từ cũ đến mới, viết kinh nghiệm như bản mô tả công việc. Điều này làm nhà tuyển dụng cảm thấy khó chịu, họ không có nhiều thời gian đọc và tìm kiếm thông tin trên bản CV dài như tiểu thuyết.
Lỗi sử dụng một CV cho nhiều vị trí công việc
CV của bạn rất dễ bị loại vì lỗi này. Ví dụ bạn sử dụng CV nhân sự để ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh, rõ ràng nội dung hai công việc này là rất khác nhau. Nhà tuyển dụng không đủ kiên nhẫn để hiểu bạn.
Lỗi chính tả, ngữ pháp
Lỗi này nghe rất đơn giản nhưng nhiều nhà tuyển dụng “đánh chết” lỗi này, họ cảm thấy thật “ngớ ngẩn”, giống như mình không được tôn trọng. Vì vậy, hãy rà soát thật kỹ lỗi chính tả, câu cú, cách phân đoạn văn bản trước khi gửi.
Lỗi thiết kế và bố cục CV
Ai cũng yêu cái đẹp nên bạn cần thiết kế cho mình một CV bắt mắt, bố cục CV theo tiêu chuẩn, cái gì quan trọng xếp lên trên. Ví dụ: Mục tiêu nghề nghiệp, Kinh nghiệm, Trình độ học vấn, Kỹ năng …. cuối cùng là Người tham chiêu.
Lỗi đặt tiêu đề CV
Khi bạn gửi cv qua mail hoặc đăng CV trên các website việc làm, bạn cần ghi rõ tiêu đề là ” Ứng tuyển nhân viên kinh doanh”, “CV xin việc nhân viên kinh doanh” hoặc “Apply vị trí nhân viên kinh doanh”, tránh sử dụng tiêu đề một cách chung chung.
Cách Gửi CV Qua Mail
Có nhiều phương thức để bạn chuyển CV xin việc cho nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, gửi CV qua mail là một phương thức phổ biến, nó vừa nhanh chóng, thuận tiện và chuyên nghiệp. Bạn tự hỏi, gửi mail thì có gì khó? Vâng, nó không khó nhưng cần tuân thủ một số nguyên tắc để CV không bị nhà tuyển dụng ngó lơ.
Nguyên tắc 1: Nên sử dụng địa chỉ email trong phần thông tin cá nhân để gửi CV cho nhà tuyển dụng.
Nguyên tắc 2: Mỗi lần gửi chỉ gửi duy nhất cho một nhà tuyển dụng, không CC hay BCC.
Nguyên tắc 3: Một là không sử dụng chữ ký mail, hai nếu sử dụng hãy sử dụng một cách chuyên nghiệp, nghĩa là chữ ký sẽ bao gồm thông tin: Họ tên, chức danh, công ty, điện thoại, email, website (nếu dùng ảnh, cần sử dụng ảnh đẹp và trang trọng).
Nguyên tắc 4: Tiêu đề mail tuân theo công thức: Họ tên + Ứng tuyển vị trí …. + Công ty ABC. Ví dụ: Trần Văn A – Ứng tuyển vị trí Nhân viên kinh doanh – Công ty Du lịch Sky
Nguyên tắc 5: Đặt tên tệp đính kèm theo công thức: Tên tài liệu + Loại tài liệu + Tên ứng viên. Ví dụ: NhanVienLeTan-CV-TranVanA, NhanVienLeTan-SYLL-TranVanA (Tại sao đặt tên vậy? Vì nhà tuyển dụng thường tuyển rất nhiều vị trí công việc, họ tải về hàng đống CV, khi cần tìm kiếm họ sẽ tìm theo vị trí => đọc => sàng lọc).
Đối với tệp đính kèm bạn nên để dưới dạng PDF hoặc DOCX, không nên sử dụng các dạng file nén như ZIP, RAR tránh gây phiền toái, mất thời gian của NTD. Và nếu không có yêu cầu cụ thể, bạn chỉ cần gửi CV và Cover letter (Đơn/ Thư xin việc) cho nhà tuyển dụng thay vì gửi toàn bộ hồ sơ xin việc.
Xem thêm: Tiếng anh giao tiếp cho người đi làm