Cách ghi nhớ chữ Hán hiệu quả

I. Tại sao chữ Hán lại khó nhớ?

Chữ Hán là kiểu chữ tượng hình, đã có từ hàng nghìn năm trước. Loại chữ này được con người phác họa lại dựa vào những gì nhìn thấy. Nếu như tiếng Anh sử dụng hệ thống chữ cái latinh khá dễ nhớ đối với người Việt thì chữ Hán hoàn toàn trái ngược. Sở dĩ chữ Hán khó nhớ là bởi nhiều nguyên do khác nhau, cụ thể:

  • Khi nhìn vào mặt chữ Hán sẽ không thể biết cách phát âm nếu như không có pinyin.
  • Có rất nhiều chữ Hán có cùng cách phát âm, âm Hán Việt nhưng khác nghĩa.
    • 又 /Yòu/: Vừa, lại.
    • 有/Yǒu/: Có.
    • 友 /Yǒu/: Bạn.
  • Chữ Hán có nhiều nét dễ nhầm lẫn, nếu không để ý kỹ thì bạn sẽ đọc sai cũng như hiểu sai nghĩa, ví dụ:
    • 田 /tián/: Ruộng đất (Bộ Điền).
    • 由 /yóu/: Nguyên do, lý do. (Bộ Điền thêm một nét nhỏ phía trên đầu).
    • 甲 /jiǎ/: Mai, móng (Bộ Điền thêm một nét nhỏ phía dưới).
  • Có nhiều chữ nhiều nét, điều này gây khó khăn cho người học:
    • 餐 /cān/: Cơm.
    • 蒋康 /jiànkāng/: Sức khỏe.

Bởi vì chữ Hán khó nhớ như vậy nên bạn cần có phương pháp học thông minh thì mới có thể ghi nhớ hết mặt chữ.

II. Các học chữ Hán nhanh chóng

Nếu muốn ghi nhớ từ vựng tiếng Trung nhanh chóng, bạn cần học và hiểu được những kiến thức nền tảng về chữ Hán và quy tắc viết, cụ thể:

1. Học các nét cơ bản và quy tắc viết

Cách nhớ chữ Hán quan trọng nhất đối với người học tiếng Trung, đặc biệt là những người mới bắt đầu đó là phải nằm lòng kiến thức về các nét cơ bảnquy tắc viết chữ Hán. Bạn hãy cố gắng học viết và ghi nhớ tên các bộ thủ tiếng Trung vì nếu nhớ được chúng thì việc học từ vựng sẽ trở nên đơn giản hơn.

Cách nhớ chữ Hán cơ bản là nắm vững kiến thức các nét và cách viết

Ví dụ cách viết chữ Hán dễ nhớ: khi học từ vựng 姐姐 /jiějie/ (Chị gái) bạn sẽ nhớ được bộ thủ Nữ 女 (dùng để chỉ con gái, phụ nữ). Tương tự với những chữ Hán 妹妹 /mèimei/, 妈妈 /māma/, bạn cũng sẽ dễ dàng đoán được nghĩa của những từ này đều liên quan đến phụ nữ vì có chứa bộ Nữ 女.

Đặc biệt, việc ghi nhớ mặt chữ Hán sẽ trở nên thú vị và đơn giản hơn nếu như bạn vận dụng trí tưởng tượng theo cách của mình. Ví dụ chữ 吃 /chī/, có nghĩa là “ăn”. Phân tích Hán tự này, bạn có thể tưởng tượng bộ Khẩu 口 là cái miệng, thức ăn đưa vào miệng và xuống dạ dày có hình thù rất giống với bộ Ất 乙.

2. Học các bộ thủ thông dụng

Trong tiếng Trung có tới 214 bộ thủ và mỗi bộ đều mang ý nghĩa riêng biệt. Việc nắm vững tên và ý nghĩa các bộ sẽ giúp bạn học từ vựng nhanh hơn. Các bộ thủ được phân chia theo hai nhóm là biểu nghĩa và biểu âm. Nhờ vậy, bạn có thể dựa vào bộ thủ để phán đoán nghĩa và âm đọc của nó.

Ví dụ biểu nghĩa: 

  • Những Hán tự này có chứa bộ Thủy 水 thường sẽ liên quan đến nước, sông, hồ, cụ thể như:  江 /Jiāng/(sông), 河 /Hé/ (sông), 海 /hǎi/ (biển),…
  • Những Hán tự nào có chứa bộ Mộc 木 thường sẽ liên quan đến cây cối, gỗ, cụ thể như: 林 /lín/ (rừng), 森 /sēn/(rậm rạp),…

Ví dụ biểu âm: 

  • Những Hán tự nào có chứa bộ Sinh 生 thường sẽ có âm đọc là “shēng”, cụ thể như: 牲 (gia súc), 笙 (cái khèn),…
  • Những Hán tự nào có chứa bộ Thanh 青 thường sẽ có âm đọc là “qing” như: 请 /qíng/ (thỉnh cầu), 情 /qíng/(tình cảm), 晴 /qíng/ (trời trong),…

Tuy nhiên, để có thể ghi nhớ chữ Hán thì không nhất thiết phải học hết cả 214 bộ thủ mà bạn chỉ cần nhớ những bộ thủ thường dùng là được. Thật ra, sai lầm lớn nhất của những người mới bắt đầu học tiếng Trung đó là cố học hết cả 214 bộ cùng lúc bởi vì điều này sẽ rất dễ quên.

III. Các cách nhớ chữ Hán dễ dàng

Hiện nay có rất nhiều cách nhớ chữ Hán thông minh, mang đến hiệu quả cao được rất nhiều người học tiếng Trung áp dụng. Sau đây PREP sẽ chia sẻ những cách nhớ mặt chữ tiếng Hán dễ dàng, những cách mới mẻ, thú vị mà bạn có thể tham khảo nhé!

1. Nhớ chữ Hán qua phương pháp chiết tự

Cách nhớ chữ Hán khá “cổ điển” nhưng không bao giờ bị lỗi thời và hiệu quả nhớ từ mang lại cao đó là áp dụng phương pháp chiết tự chữ Hán, có nghĩa là tách chữ để nhớ chữ. Nói dễ hiểu hơn, chiết tự chính là cách linh hoạt và sáng tạo theo tư duy nhất định để người học có thể ghi nhớ từ vựng lâu hơn. Ví dụ: 

  • Chữ 休 (nghỉ ngơi) được tạo bởi từ chữ Nhân 人 (người) và bộ Mộc (cây) ➜ Khi làm việc mệt mỏi thì con người dựa vào gốc cây để nghỉ ngơi.
  • Chữ 好 (tốt) được tạo bởi từ bộ Nữ 女 (phụ nữ) vàchữ Tử 子 (con trai, con cái) ➜ Theo quan niệm của người Trung Quốc, người phụ nữ mà sinh được con trai thì mới tốt được.

2. Nhớ chữ Hán qua thơ

Cách nhớ chữ Hán dễ nhớ mà người Việt áp dụng khi học tiếng Trung đó là sáng tạo ra những câu thơ, câu văn vần mô tả lại hình dáng của chữ. Ví dụ:

Để ghi nhớ chữ 想 /xiǎng/: Nhớ nhung, người ta sử dụng hai câu thơ sau:

“Tựa cây mỏi mắt chờ mong

Lòng người nhớ tới ai nơi phương nào?”

➜ Ý nói một người đang hướng tâm con, lòng mình (chữ Tâm 心) để nhớ tới người nào đó.

Để ghi nhớ chữ Tử 子 (con trai, đứa bé), người ta sử dụng hai câu thơ sau:

“Duyên thiên chửa thấy nhô đầu dọc

Phận liễu sao đành nảy nét ngang”

➜ Chữ Liễu 了 chỉ người con gái có thân hình mảnh mai như cây liệu mà có “nảy nét ngang” thành chữ Tử 子 (con cái).

3. Nhớ chữ Hán qua chữ hình thanh

Có thể bạn chưa biết, chữ Hán có tới gần 80% là chữ hình thanh, là kiểu chữ mà trong đó có bộ thủ đại diện cho nghĩa, một bộ đại diện cho âm đọc. Nếu như bạn nắm được ý nghĩa của bộ thủ và âm đọc của nó thì có thể suy luận và ghi nhớ Hán tự dễ dàng.

Ví dụ: Chữ 妈妈 có phiên âm đọc là “māma”, bộ phận biểu nghĩa là bộ Nữ 女, bộ phận biểu nghĩa là 马 ma.

Nguồn:https://ngoainguphuonglan.edu.vn/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *