1. Câu điều kiện loại 0
“Zero conditional – Câu điều kiện Loại 0” – câu điều kiện luôn có thật ở Hiện tại
e.g.: If I have much time, I spend a day talking with you about what love.
2. Câu điều kiện loại 1
Definition
Câu điều kiện loại I còn được gọi là câu điều kiện có thực ở hiện tại. Điều kiện có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
Formula
If clause | Main clause |
If + S + V-s(es), | S + will/can/may (not) + V |
Trong câu điều kiện loại I, mệnh đề If dùng thì hiện tại đơn, mệnh đề chính dùng thì tương lai đơn.
If + S1 + V(s/es) + O, S2 + will + V + O.
– Chủ ngữ 1 và chủ ngữ 2 có thể trùng nhau. Bổ ngữ có thể không có, tùy ý nghĩa của câu. Mệnh đề If và mệnh đề chính có thể đứng trước hay sau đều được.
– Trong câu điều kiện loại I, động từ của mệnh đề điều kiện chia ở thì hiện tại đơn, còn động từ trong mệnh đề chính chia ở thì tương lai đơn.
e.g: If I have the money, I will buy a Ferrari.
3. Câu điều kiện loại 2
Definition
Câu điều kiện loại II là câu điều kiện trái với thực tế ở hiện tại.
Formula
If clause | Main clause |
If + S + V-ed, | S + would/could/should (not) + V1 |
Trong câu điều kiện loại II, động từ của mệnh đề điều kiện chia ở thì quá khứ, động từ của mệnh đề chính chia ở thì hiện tại đơn.
e.g.: If I had a million dollars, I would buy a Ferrari.
LƯU Ý
Trong câu điều kiện loại II, nếu động từ của mệnh đề điều kiện là “to be” thì luôn chia quá khứ số nhiều “were”, không cần biết chủ ngữ là số ít hay số nhiều.
4. Câu điều kiện loại 3
Definition
Câu điều kiện loại III là câu điều kiện không có thực trong quá khứ.
Formula
If clause | Main clause |
If + S + had + Vp2, | S + would/could/should (not) + have + Vp2 |
Trong câu điều kiện loại III, động từ của mệnh đề điều kiện chia ở quá khứ phân từ, còn động từ của mệnh đề chính chia ở điều kiện hoàn thành (perfect conditional).
e.g.: If I had had a million dollars, I would have bought a Ferrari.
5. Cách nhớ công thức 3 câu điều kiện
Chúng ta nhận thấy có sự lùi thì giữa các dạng điều kiện trên
Mệnh đề “If” – Động từ từ hiện tại đơn → quá khứ đơn → quá khứ hoàn thành
Mệnh đề chính – will→ would→ would have
Vậy chỉ cần nhớ công thức câu điều kiện loại I, sau đó các em tiến hành lùi thì sẽ được công thức của 2 câu điều kiện còn lại
Ngoài 3 loại câu điều kiện trên, cô còn có 2 dạng điều kiện nữa là.
6. Mixed conditional – Câu điều kiện hỗn hợp
Điều kiện hỗn hợp dùng để nói đến 1 điều kiện ngược với quá khứ. Quá khứ này tác động vẫn còn lưu giữ đến hiện tại nên chúng ta sẽ ước ngược với hiện tại.
Công thức: If + S + had + PII, S + would (could/ should/ might) + V + now
e.g.: If I hadn’t loved him, I wouldn’t be in trouble now.
Vẻ đẹp từ vựng: trouble (v) làm phiền muộn, lo lắng
(n) điều phiền muộn, rắc rối
be in trouble: gặp chuyện rắc rối.
7. Đảo ngữ câu điều kiện
Đảo ngữ loại 1
Ví dụ:
If you experience hardships, you will be more mature. → Should you experience hardships, you will be more mature. |
Phân tích:
Loại bỏ “If” Đảo “Should” lên trước chủ ngữ (S) trong vế điều kiện) Vẻ đẹp từ vựng: Experience hardships: nếm mùi gian khổ |
→ GHI NHỚ
Cấu trúc: Đảo ngữ câu điều kiện loại I
Should + S + Vinf, S + Will +Vinf
Đảo ngữ câu điều kiện loại II
Ví dụ:
If I were you, I would propose to her. → Were I you, I would propose to her. |
Phân tích:
Loại bỏ “If” Sử dụng “Were” đảo lên trước chủ ngữ (S) Vẻ đẹp ngôn ngữ: Propose to sb: cầu hôn ai đó = win one’s hand (win là “chiến thắng”, hand là “bàn tay”, trong cấu trúc này, “chiến thắng bàn tay của ai đó” nghĩa là chính phục được đôi bàn tay của bạn gái và đeo chiếc nhẫn vào tay của bạn gái đó. Chính là hành động cầu hôn đúng không nào các em. Các bạn nữ có đồng ý với lời cầu hôn từ bạn trai của mình trong một khung cảnh vô cùng lãng mạn không? |
→ GHI NHỚ
Cấu trúc: Đảo ngữ câu điều kiện loại II
Were + S + to + Vinf, S + would + Vinf
Were + S + N/ Adj, S + would + Vinf
Đảo ngữ câu điều kiện loại III
Ví dụ:
If he had proposed to me, I would have said “Yes”. → Had he proposed to me, I would have said “Yes”.
|
Phân tích:
Loại bỏ “If” Đảo “had” lên trước chủ ngữ (S) trong vế điều kiện)
|
→ GHI NHỚ
Cấu trúc: Đảo ngữ câu điều kiện loại III
Had + S + PII, S + would have + PII
Trường hợp khác của câu điều kiện
Trong câu điều kiện loại 0, I và II, chúng ta có thể sử dụng một số từ, cụm từ như so/as long as, when, provided/providing that, in case, unless… để thay thế cho if.
1. unless
unless được sử dụng để diễn tả một điều kiện phủ định, nó mang nghĩa tương đương với if… not.
Ví dụ: Unless I work hard, I will fail this exam. (Trừ khi tôi học hành chăm chỉ, tôi sẽ trượt bài thi này.)
= If I don’t work hard, I will fail this exam.
Unless my bicycle were broken, we would not go to school late. (Nếu xe đạp của tôi không bị hỏng, chúng tôi sẽ không đến trường muộn.)
= If my bicycle weren’t broken, we would not go to school late.
2. so/as long as & provided/providing that
Những cụm từ này có thể được dùng thay thế cho if để nhấn mạnh điều kiện được nhắc đến.
Ví dụ: My brother’s mistake won’t be discovered as long as nobody tells him. (Sai lầm của em trai tôi sẽ không bị phát hiện chừng nào không ai nói cho nó biết.)
= My brother’s mistake won’t be discovered if nobody tells him.
You may keep the book a further week provided that no one else requires it. (Bạn có thể giữ cuốn sách này thêm một tuần nữa với điều kiện là không ai khác cần mượn nó.)
= You may keep the book a further week if no one else requires it.
3. or/ otherwise
or và otherwise được sử dụng để diễn tả một kết quả có khả năng cao sẽ xảy ra nếu điều kiện được đưa ra không được thực hiện. Tuy nhiên, or và otherwise được dùng trước mệnh đề kết quả chứ không không thay thế cho if ở mệnh đề điều kiện.
Ví dụ: Hurry up or you will be late for school. (Nhanh lên nếu không bạn sẽ bị muộn học đấy.)
= If you don’t hurry up, you will be late for school.
Ms Trang helped me a lot, otherwise I would have failed this term. (Ms Trang đã giúp tôi rất nhiều, nếu không tôi đã trượt kỳ này.)
= If Miss Trang hadn’t helped me a lot, I would have failed this term.
4. when & as soon as
when và as soon as có thể được dùng để thay thế if để diễn tả điều kiện có nhiều khả năng sẽ xảy ra.
Ví dụ: I will take you to school as soon as I finish my work. (Tôi sẽ đưa bạn đến trường ngay sau khi tôi hoàn thành công việc của mình.)
We will have dinner at a local restaurant when my husband comes back from his business trip. (Chúng tôi sẽ ăn tối tại một nhà hàng địa phương khi chồng tôi đi công tác về.)
5. in case
Chúng ta có thể thay thế if bằng in case để diễn tả sự phòng tránh một tình huống có thể xảy ra. Tuy nhiên, in case không thường đứng đầu câu khi được dùng để diễn đạt một điều kiện.
Ví dụ: You should call your parents in case there are any problems. (Bạn nên gọi cho bố mẹ nếu có bất kỳ vấn đề gì xảy ra.)
Bring an umbrella along in case it rains. (Hãy mang ô theo phòng khi trời mưa.)
6. Mệnh đề câu Wish/if only
Bên cạnh câu điều kiện thì Wish, câu ao ước cũng gần giống nhau nên bạn cần học thêm nhé.
Wish là ước, sử dụng tương tự if only – nếu chỉ. Ý nghĩa thể hiện sự tiếc nuối và những điều muốn thay đổi trong quá khứ, hiện tại. Đồng thời là ước mơ ở tương lai.
a. Cách sử dụng wish trong tương lai
Dùng để diễn tả mong ước về một điều gì đó trong tương lai. Thì sử dụng là thì hiện tại đơn.
Cấu trúc: S + wish (es) + S + would/could + V1
Ví dụ:
– He wish he would be a designer in the future.
– I wish it would rain. The garden really needs some water.
Có thể không phải là ước mơ mà là ước muốn, mong muốn thay đổi, có thể đó là điều khiến bạn khó chịu. Sử dụng Wish đi kèm với would
*Lưu ý: wish + would là nói về điều gì đó ở hiện tại không thể thay đổi nên không nói đến quá khứ.
Ví dụ: bạn có thể nói I wish I didn’t eat so much chocolate nhưng không thể nói I wish I wouldn’t eat so much chocolate
b. Sử dụng wish ở hiện tại
Câu Wish ở hiện tại nói về những mong ước về sự việc không có thật ở hiện tại và có thể là giả định ngược lại so với thực tế.
Cấu trúc: S + wish (es) + S + V2/ed + …
*Lưu ý: “to be: were/weren’t”
Ví dụ:
– I wish I knew what to do.
– If only I didn’t have so much homework I could go to the concert tonight. She has a lot of homework and she can’t go to the concert.
c. Wish sử dụng trong quá khứ
Thể hiện ước muốn về sự việc không có thật ở quá khứ, giả định điều ngược lại so với thực tế đã xảy ra.
Cấu trúc: S + Wish (es) + S+ QKHT.
Ví dụ:
– I wish I’d studied harder when I was at school. He didn’t study harder when he was at school.
– She wishes she could have been there (She couldn’t be there).
d. Một số cách sử dụng khác
Wish + to V
Ví dụ: I wish to come home with you tomorrow.
Wish + N (đưa ra một lời chúc mừng, mong ước)
Ví dụ: I wish happiness and good health.
Wish + O + (not) to V…
Ví dụ: I wish you not to go far…
Nguồn:https://ngoainguphuonglan.edu.vn/