Bổ ngữ trong tiếng Trung là một trong những ngữ pháp quan trọng mà bất cứ ai học tiếng Trung để lấy chứng chỉ thi HSK, đi làm… cũng đều cần nắm rõ. Bổ ngữ được phân làm nhiều loại như bổ ngữ số lượng, khả năng, xu hướng, trình độ… nếu không phân biệt đúng thì rất dễ sử dụng sai. Chính vì vậy, hôm nay trung tâm NGOẠI NGỮ PHƯƠNG LAN xin chia sẻ với bạn cách dùng và nhận biết bổ ngữ tiếng Hoa chính xác nhất.
1. Bổ ngữ trong tiếng Trung là gì?
Bổ ngữ 补语 / Bǔyǔ / là thành phần đứng sau động từ hoặc tính từ (hình dung từ) trong ngữ pháp tiếng Trung, nó bổ sung làm rõ mức độ, xu hướng, khả năng, trạng thái, số lượng, mục đích, hậu quả của hành động, hành vi, động tác. Bổ ngữ thường do các từ vị ngữ, cụm giới từ và cụm từ số lượng đảm nhận.
Ví dụ:
你这个字写错了。
/ nǐ zhège zì xiě cuòle /
Chữ này cậu viết sai rồi.
今天跟你去玩开心极了。
/ jīntiān gēn nǐ qù wán kāixīn jíle /
Hôm nay đi chơi với cậu vui cực.
你刚才说什么,我听不清楚。
/ nǐ gāngcái shuō shénme, wǒ tīng bú qīngchǔ /
Vừa nãy cậu nói gì đấy, tớ không nghe rõ.
2. Các loại bổ ngữ trong tiếng Trung
Bổ ngữ được chia làm 7 loại cơ bản, mỗi loại lại có cách dùng khác nhau và tính chất như sau:
2.1 Bổ ngữ kết quả
- Thể hiện hành động, động tác có quan hệ nhân quả với trung tâm ngữ đằng trước.
Thường do tính từ, động từ đảm nhiệm. - Nó phải dính chặt với động từ, đứng trước cả tân ngữ.
- Cấu trúc:
Khẳng định | Chủ ngữ + động từ + bổ ngữ + tân ngữ |
Phủ định | Chủ ngữ + 没(没有)động từ + bổ ngữ + tân ngữ |
Nghi vấn | Chủ ngữ + động từ + bổ ngữ + tân ngữ + (了) 吗?
Chủ ngữ + động từ + bổ ngữ + tân ngữ + (了) 没? |
Ví dụ:
我看见陈明在办公室睡觉。
/ wǒ kànjiàn Chénmíng zài bàngōngshì shuìjiào /
Tôi nhìn thấy Trần Minh ngủ ở phòng làm việc.
你等一下儿,我还没写完呢。
/ nǐ děng yíxiàr, wǒ hái méi xiě wán ne /
Cậu đợi chút, tớ vẫn chưa viết xong nữa.
你找到材料了没?
/ nǐ zhǎodào cáiliàole méi? /
Cậu tìm thấy tài liệu chưa?
2.2 Bổ ngữ mức độ, trình độ
- Nói lên mức độ của hành động, trạng thái.
- Thường đi với các từ “极 / jí /, 很 / hěn /, 慌 / huāng /, 死 / sǐ /, 坏 / huài /, 一些 / yīxiē /, 一点 / yīdiǎn /…
Ví dụ:
你们闹极了,安静一点吧
/ nǐmen nào jíle, ānjìng yīdiǎn ba /
Các bạn ồn ào quá, trật tự một chút đi.
听完这消息,孩子激动得跳起来。
/ tīng wán zhè xiāoxi, háizi jīdòng de tiào qǐlái /
Nghe xong tin này, đứa trẻ nhảy cẫng lên vì phấn khích.
山里的情况我熟悉,还是我去好一点。
/ shānlǐ de qíngkuàng wǒ shúxī, háishì wǒ qù hǎo yīdiǎn /
Tôi quen thuộc tình hình ở trong núi vẫn nên để tôi đi thì tốt hơn.
2.3 Bổ ngữ trạng thái
- Biểu thị trạng thái do hành động, tính chất của sự vật tạo nên.
- Giữa trung tâm ngữ và bổ ngữ trạng thái có trợ từ “得“
- Công thức câu:
Khẳng định | Chủ ngữ + động từ + 得 + bổ ngữ |
Phủ định | Chủ ngữ + động từ + 得 + 不 + bổ ngữ |
Nghi vấn | Chủ ngữ + động từ + 得 + bổ ngữ +吗?
Chủ ngữ + động từ + 得 + bổ ngữ + 不 + bổ ngữ? Chủ ngữ + động từ + 得 +怎么样? |
Ví dụ:
看完那部电影,他感动得眼泪都流出来了。
/ kàn wán nà bù diànyǐng, tā gǎndòng dé yǎnlèi dōu liú chūláile /
Xem xong bộ phim ấy, anh ấy cảm động rơi nước mắt.
他的汉语说得不太好。
/ tā de Hànyǔ shuō dé bù tài hǎo /
Tiếng Trung Quốc của cậu ấy không tốt lắm.
Cùng một câu hỏi “Cậu thi thế nào/ Cậu thi tốt không?”, các bạn có thể dùng ba cách hỏi như sau:
– 你考得怎么样?
/ nǐ kǎo de zěnme yàng? /
– 你考得好不好?
/ nǐ kǎo de hǎobù hǎo? /
– 你考得好吗?
/ nǐ kǎo de hǎo ma? /
2.4 Bổ ngữ xu hướng
- Biểu thị xu hướng của động tác.
- Gồm xu hướng đơn và xu hướng kép.
a. Bổ ngữ xu hướng đơn
Công thức: Chủ ngữ + động từ + 来/去
Chú ý:
– Động từ + 来: Động tác hướng gần về phía người nói.
– Động từ + 去: Động tác hướng ra xa phía người nói.
– Tân ngữ địa điểm đứng trước “去/ 来”, tân ngữ chỉ sự vật đứng trước hoặc sau “去/ 来” đều được.
Ví dụ:
远处传来了脚步声。
/ yuǎnchù chuán láile jiǎobù shēng /
Có tiếng bước chân từ xa tới.
他带出了一本汉语词典 = 他带一本汉语词典去了。
/ tā dài chūle yī běn hànyǔ cídiǎn = Tā dài yī běn Hànyǔ cídiǎn qùle /
Cậu ấy mang theo một quyển từ điển tiếng Hán rồi.
他发表完,大家站起来为他鼓掌。
/ tā fābiǎo wán, dàjiā zhàn qǐlái wèi tā gǔzhǎng /
Anh ấy phát biểu xong, mọi người đứng lên cổ vũ cho anh ấy.
b. Bổ ngữ xu hướng kép
Cấu trúc: Chủ ngữ + động từ + 上、下、进、出、回、过、起 + 去/ 来.
Ví dụ:
他把你的书放进书包里来了。
/ tā bǎ nǐ de shū fàngjìn shūbāolǐ láile. /
Anh ấy cất sách của cậu vào cặp rồi.
孩子的话让大家笑了起来。
/ háizi de huà ràng dàjiā xiàole qǐlá /
Câu nói của đứa bé khiến mọi người ai cũng cười.
他发表完,大家站起来为他鼓掌。
/ tā fābiǎo wán, dàjiā zhàn qǐlái wèi tā gǔzhǎng /
Anh ấy phát biểu xong, mọi người đứng lên cổ vũ cho anh ấy.
2.5 Bổ ngữ số lượng
- Bổ ngữ động lượng biểu thị số lần hành động phát sinh hoặc tiến hành.
- Cấu trúc: Chủ ngữ + động từ (了/过) + bổ ngữ số lượng + tân ngữ
Ví dụ:
我在这住了半年就搬家了。
/ wǒ zài zhè zhùle bànnián jiù bānjiāle /
Tôi ở đây nửa năm rồi dọn đi.
我看一会儿书就睡着了。
/ wǒ kàn yīhuìr shū jiù shuìzháo le /
Tôi đọc sách một lát rồi ngủ luôn.
2.6 Bổ ngữ thời gian, nơi chốn
Bổ ngữ thời lượng, địa điểm do đoản ngữ giới từ đảm nhiệm thể hiện thời lượng, nơi chốn xảy ra động tác, hành vi.
Ví dụ:
这件事发生在1945年。
/ zhè jiàn shì fāshēng zài 1945 nián /
Chuyện này xảy ra vào năm 1945.
老舍先生出生在 1899年。
/ lǎoshě xiānshēng chūshēng zài 1899 nián /
Lão Xá sinh năm 1899.
两个男生把桌子搬到教室里。
/ liǎnggè nánshēng bǎ zhuōzi bān dào jiàoshìlǐ /
Hai học sinh nam bê bàn vào phòng học.
2.7 Bổ ngữ khả năng
Biểu thị dưới một điều kiện khách quan nào đó, hành động hoặc kết luận có thể phát sinh hoặc thay đổi hay không.
Công thức:
Khẳng định | Chủ ngữ + động từ + 得 + Bổ ngữ khả năng/ Bổ ngữ xu hướng
Chủ ngữ + động từ + 得 + 了 |
Phủ định | Chủ ngữ + động từ + 不 + Bổ ngữ khả năng/ Bổ ngữ xu hướng
Chủ ngữ + động từ + 不 + 了 Chủ ngữ + động từ + 不 得 |
Nghi vấn | Chủ ngữ + động từ + 得 + Bổ ngữ khả năng / Bổ ngữ xu hướng + 不 + Bổ ngữ khả năng / Bổ ngữ xu hướng? |
Ví dụ:
黑板上的字太小,我看不清楚。
/ hēibǎn shàng de zì tài xiǎo, wǒ kàn bù qīngchǔ /
Chữ trên bảng bé quá, tớ không nhìn rõ.
他写得好不好?
/ tā xiě de hǎo bù hǎo? /
Anh ấy viết đẹp không?
他吃得了三碗饭。
/ tā chī de liǎo sān wǎnfàn /
Cậu ấy ăn được 3 bát cơm.
3. Lưu ý khi sử dụng bổ ngữ trong tiếng Trung
3.1 Bổ ngữ và trạng ngữ đôi khi có thể được thay thế cho nhau
Phụ thuộc vào ý định của người nói muốn nhấn mạnh, 补语 / Bǔyǔ / và trạng ngữ trong tiếng Trung có thể được thay thế cho nhau.
Ví dụ:
骏马奔驰在辽阔的草原上 / jùnmǎ bēnchí zài liáokuò de cǎoyuán shàng / → Nhấn mạnh chỉ ra nơi tiếp tục hành động.
骏马在辽阔的草原上奔驰 / jùnmǎ zài liáokuò de cǎoyuán shàng bēnchí / → Nhấn mạnh chỉ ra nơi diễn ra hành động.
我没有去过一次 / wǒ méiyǒu qùguò yīcì / → Nhằm chỉ số lượng.
我一次也没有去过 / wǒ yīcì yě méiyǒu qùguò / → Nhằm chỉ hành động đã không được xảy ra.
3.2 Bổ ngữ trình độ không có dạng phủ định
Ví dụ:
Không thể dùng:
真的笑不死我了 / zhēn de xiào bùsǐ wǒ le. / → Sai
Có thể dùng:
真的笑死我了 / zhēn de xiào sǐ wǒ le /. Đúng là buồn cười chết mất. → Đúng
Không được dùng:
这故事把他乐不坏了 / zhè gùshì bǎ tā lè bù huài le./ → Sai
Có thể dùng:
这故事把他乐坏了 / zhè gùshì bǎ tā lè huài le./ Câu chuyện này làm anh ấy vui lắm. → Đúng
Trong các ví dụ trên, những câu có từ phủ định “不” đều là câu sai.
3.3 Trong câu vừa có tân ngữ và bổ ngữ khả năng
TH1: Đưa tân ngữ lên trước động từ
小米汉语学得非常好。
/ xiǎomǐ hànyǔ xué de fēicháng hǎo /
Tiểu Mễ học tiếng Trung vô cùng giỏi.
小月字写得好好看。
/ xiǎoyuè zì xiě de hǎohǎo kàn /
Tiểu Nguyệt viết chữ đẹp lắm.
TH2: Lặp lại động từ một lần nữa
她讲故事讲得很生动。
/ tā jiǎng gùshì jiǎng de hěn shēngdòng /
Anh ấy kể chuyện rất sinh động.
小南打篮球打得不错啊。
/ xiǎonán dǎ lánqiú dǎ de búcuò a /
Tiểu Nam chơi bóng rổ rất giỏi.
3.4 Trong một số trường hợp đặc biệt, bổ ngữ có thể đứng sau tân ngữ chỉ người, nơi chốn
Ví dụ:
我们在机场等了你好几个小时。
/ wǒmen zài jīchǎng děngle nǐ hǎojǐ gè xiǎoshí /
Chúng tôi đợi cậu mấy tiếng ở sân bay đấy.
他去过两次胡志明。
/ tā qùguò liǎng cì húzhìmíng /
Anh ấy từng đi Hồ Chí Minh hai lần.
老陈劝我回屋子里去。
/ lǎochén quàn wǒ huí wūzi lǐ qù /
Ông Trần khuyên tôi nên quay về phòng.
4. Phân biệt cách sử dụng bổ ngữ khả năng và bổ ngữ mức độ
Bổ ngữ khả năng | Bổ ngữ mức độ | |
Chức năng | Biểu thị khả năng có thể thực hiện được, đạt được | Biểu thị đã thực hiện xong |
Trọng âm | Nằm ở động từ | Nằm ở chính nó |
Thể phủ định | Chủ ngữ + động từ + 不 + Bổ ngữ khả năng/ Bổ ngữ xu hướng/了/得 | Chủ ngữ + động từ + 得 + 不 + tính từ |
Câu hỏi chính phản | Chủ ngữ + động từ + 得 + Bổ ngữ khả năng / Bổ ngữ xu hướng + 不 + Bổ ngữ khả năng / Bổ ngữ xu hướng? | Chủ ngữ + động từ + 得 + tính từ + 不 + tính từ? |
Tân ngữ | Có thể mang theo tân ngữ | Không mang theo tân ngữ |
5. So sánh bổ ngữ trong tiếng Trung và tiếng Việt
Bổ ngữ trong tiếng Trung | Bổ ngữ trong tiếng Việt | |
Giống nhau | Bổ ngữ của cả 2 tiếng đều là thành phần phụ đứng trước hoặc sau động từ hoặc tính từ để bổ nghĩa cho động từ hay tính từ đó. | |
Khác nhau | Có nhiều dạng phức tạp. | Góp phần tạo thành cụm động từ hay cụm tính từ, đơn giản, không phức tạp. |
Trên đây là tổng hợp kiến thức về các loại bổ ngữ trong tiếng Trung mà trung tâm NGOẠI NGỮ PHƯƠNG LAN muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn đặc biệt cho người mới bắt đầu nắm được những ngữ pháp quan trọng cho khóa học tiếng Trung. Cảm ơn bạn đã tham khảo tài liệu, chúc bạn học tập thật tốt.
Liên hệ trung tâm NGOẠI NGỮ PHƯƠNG LAN ngay để tham khảo các khóa học tiếng Trung giao tiếp từ cơ bản đến nâng cao cho học viên nhé!