Trong ngữ pháp tiếng Anh, liên từ (Conjunction): là những từ ngữ có chức năng dùng để liên kết các cụm từ, các câu và các đoạn văn. các liên từ thường sẽ được hiểu là từ vựng để sử dụng liên kết hai từ, cụm từ hay là các mệnh đề với nhau.
Các liên từ trong tiếng Anh đầy đủ nhất
Các liên từ trong tiếng Anh được chia làm 3 loại chính:
Liên từ kết hợp (Coordinating Conjunctions)
Liên từ tương quan (Correlative Conjunctions)
Liên từ phụ thuộc (Subordinating Conjunctions)
1. Liên từ kết hợp (Coordinating Conjunctions)
Đây là một liên từ thông dụng và thường gặp nhất trong tiếng Anh. Liên từ này được sử dụng để kết nối hai (hoặc nhiều hơn) đơn vị từ tương đương với nhau, ví dụ như kết nối 2 từ, 2 cụm từ hay có thể là 2 mệnh đề trong câu.
I like watching movies and eating popcorn: Tôi thích xem phim và ăn bỏng ngô.
I didn’t have enough money so i didn’t buy that book: Tôi không đủ tiền nên tôi không mua cuốn sách đó.
Các liên từ kết hợp:
For – And – Nor – But – Or – Yes – So (FANBOYS)
- For: cách dùng giống với because, để giải thích một lý do hoặc mục đích nào đó.
Lưu ý: khi sử dụng như 1 liên từ for chỉ đứng giữa câu, sau for phải sử dụng 1 mệnh đề và trước for phải có dấu phẩy (,)
I do morning exercise every day, for i want to keep healthy: Tôi tập thể dục buổi sáng mỗi ngày, vì tôi muốn khỏe mạnh.
- And: thêm/bổ sung 1 thứ vào 1 thứ khác.
I do morning exercise every day to keep healthy and relax: Tôi tập thể dục buổi sáng mỗi ngày để duy trì khỏe mạnh và thư giãn.
- Nor: dùng để bổ sung 1 ý phủ định vào ý phủ định đã được nêu trước đó.
I don’t like listening to music nor reading books. I just keep on walking: Tôi không thích nghe nhạc và đọc sách. Tôi chỉ thích đi bộ.
- But: dùng để diễn tả sự đối lập, ngược nghĩa
He works quickly but accurately: Anh ấy làm việc nhanh nhưng chính xác.
- Or: dùng để trình bày thêm 1 lựa chọn khác
You can play soccer or watch TV: Bạn có thể chơi bóng đá hoặc xem ti vi.
- Yet: dùng để giới thiệu 1 ý ngược lại so với ý trước đó ( giống but)
I took a book with me on my holiday, yet i didn’t read a single page: Tôi cầm theo 1 cuốn sách vào kì nghỉ của tôi, nhưng tôi không đọc 1 tràng nào.
- So: dùng để nói về 1 kết quả hoặc 1 ảnh hưởng của hành động/sự việc được nhắc đến trước đó
I’ve started dating one soccer player, so now i can play the game each week: Tôi đã bắt đầu hẹn hò với 1 cầu thủ bóng đá, vì vậy giờ tôi có thể chơi bóng mỗi tuần.
Nguyên tắc dùng dấu phẩy (,) với liên từ kết hợp:
Nếu liên từ kết hợp dùng để liên kết 2 mệnh đề độc lập (mệnh đề có thể đứng riêng như 1 câu) thì giữa 2 mệnh đề phải có dấu phẩy.=> Nguyên tắc dùng dấu phẩy (,) với liên từ kết hợp.
Ví dụ:
I took a book with me on my holiday, yet I didn’t read a single page.
I took a book with me on my holiday và i didn’t read a single page là mệnh đề độc lập nên có dấu phẩy.
Nếu liên từ dùng để nối 2 cụm từ (câu không hoàn chỉnh) hoặc từ ( ví dụ trong danh sách liệt kê) thì không cần dùng dấu phẩy.
Ví dụ: I do morning exercise every day to keep healthy and relax.
Keep healthy và relax không phải mệnh đề độc lập nên không phải có dấu phẩy.
Khi liệt kê từ 3 đơn vị trở lên ta dùng dấu phẩy giữa các đơn vị trước, với đơn vị cuối cùng ta có thể dùng hoặc không phải dùng dấu phẩy.
Ví dụ: Many fruits are good for your eyes, such as carrots, oranges, tomatoes, and mango.
2. Liên từ tương quan (Correlative conjunction)
Được sử dụng để kết nối 2 đơn vị từ với nhau và luôn đi thành cặp không thể tách rời. Hãy xem bảng dưới đây, bạn sẽ hiểu hơn về cách dùng liên từ trong tiếng Anh này như thế nào.
- Either_Or: dùng để diễn tả sự lựa chọn: hoặc là cái này hoặc là cái kia.
I want either the apple or the strawberry: Tôi muốn táo hoặc dâu tây.
- Neither_Nor: dùng để diễn tả phủ định kép: không cái này cũng không cái kia.
I want neither the apple nor the strawberry. I’ll just need some biscuits: Tôi không muốn cả táo lẫn dâu tây. Tôi chỉ cần một ít bánh quy.
- Both_And: dùng diễn tả lựa chọn kép: cả cái này lẫn cái kia
I want both the apple and the strawberry. I’m very hungry now: Tôi muốn cả táo lẫn dâu tây. Giờ tôi đang rất đói.
- Not only_But also: dùng để diễn tả lựa chọn kép, không những cái này mà cả cái kia
I’ll eat them both: not only the apple but also the strawberry: Tôi sẽ ăn cả 2: không chỉ táo mà còn cả dâu tây.
- Whether_Or: dùng để diễn tả nghi vấn giữa 2 đối tượng, liệu cái này hay cái kia
I didn’t know whether you’d want the pizza or the sandwich, so i got you both: Tôi không biết liệu bạn có muốn bánh pizza hay bánh sandwich, vì vậy tôi chọn cả 2 cho bạn.
- As_As: dùng để so sánh ngang bằng
Table tennis isn’t as fun as volleyball: Bóng bàn không thú vị bằng bóng chuyền.
- Such_that/So_that: dùng để diễn tả quan hệ nhân-quả; quá đến nỗi mà
The boy has such a good look that he can easily capture everyone’s attention: Cậu bé có ngoại hình ưa nhìn mà cậu ấy có thể dễ dàng thu hút sự chú ý của mọi người.
Dad’s voice is so good that he can easily capture everyone’s attention: Giọng của bố tôi rất hay đến nỗi ông ấy thu hút sự chú ý của mọi người.
- Rather_than: dùng để diễn tả lựa chọn: hơn là, thay vì
She’d rather play the drums than sing: Cô ấy thích chơi trống hơn là hát.
Lưu ý: trong cấu trúc either _ or và neither _ nor động từ chia theo chủ ngữ gần nhất. Còn trong cấu trúc both _ and và not only _ but also động từ chia theo chủ ngữ kép (là cả 2 danh từ trước đó).
3. Liên từ phụ thuộc (Subordinating Conjunctions)
Liên từ này thường được dùng để đứng trước các mệnh đề phụ thuộc, gắn kết mệnh đề này vào mệnh đề chính trong câu.
- After/Before: dùng diễn tả thời gian 1 sự việc xảy ra sau/trước một sự việc khác trong câu.
Ví dụ:
Nam play games after he finishes his work.
Nam chơi trò chơi sau khi hoàn thành công việc của mình.
- Although/Though/Even though: thể hiện 2 hành động trái ngược nhau về mặt nghĩa, mặc dù.
Lưu ý: ngoài ra còn có thể dùng despite và in spite of tương đương như Although/though/even though.
Although they were tired, they worked overtime: Mặc dù họ đã mệt nhưng họ vẫn làm thêm.
Despite his age, he still enjoys skiing: Mặc dù đã lớn tuổi, nhưng ông ấy vẫn thích trượt băng.
- As: diễn tả 2 hành động cùng xảy ra-khi, hoặc diễn tả nguyên nhân-bởi vì.
As Nam is late for school, his mother has to apologize to his teacher: Vì Nam đi học muộn nên mẹ cậu phải xin lỗi thầy giáo.
- As long as: dùng diễn tả điều kiện: chừng nào mà, miễn là.
As long as you’ve offered, i’ll accept: Miễn là bạn còn đề nghị, tôi sẽ nhận lời.
- As soon as: dùng diễn tả quan hệ thời gian-ngay khi mà.
As soon as he comes back, i’ll give it to you: Ngay khi anh ấy về, tôi sẽ đưa nó cho bạn.
- Because/Since: dùng diễn tả nguyên nhân, lý do-bởi vì.
Lưu ý: Because/since dùng với mệnh đề, ngoài ra có thể dùng because of/due to để diễn đạt ý tương tự.
You can’t do that because you are mature: Bạn không được làm thế vì bạn đã lớn rồi.
Quarantined because of rabies: Bị cách ly vì bệnh dại.
- Even if: dùng diễn tả điều kiện giả định-kể cả khi.
I love you even if i die: Anh yêu em ngay cả khi anh chết
- If/Unless: dùng diễn tả điều kiện-nếu/nếu không.
You’ll never know unless you try: Bạn không bao giờ biết nếu không thử.
- Once: dùng diễn tả ràng buộc về thời gian-một khi.
Once you’ve tried it, you cannot stop: Một khi bạn đã thử nó, bạn không thể dừng lại.
- Now that: dùng diễn tả quan hệ nhân quả phụ thuộc thời gian: vì giờ đây.
I pray now that soon you’re released: Tôi đã cầu nguyện rồi nên giờ đây bạn sẽ sớm được giải thoát.
- So that/In order that: dùng để diễn tả mục đích: để cho.
Keep quiet so that she may sleep: Hãy giữ yên lặng để cho cô ấy có thể ngủ được.
- Until: dùng diễn tả quan hệ thời gian, thường dùng với câu phủ định – cho đến khi.
I’ll wait until you agree: Tôi sẽ đợi cho đến khi bạn đồng ý.
- When: dùng diễn tả quan hệ thời gian – khi.
When she cries, I just can’t think!: Khi cô ấy khóc, Tôi không biết nghĩ gì nữa!
- Where: dùng diễn tả quan hệ về địa điểm – nơi.
Where is the love where is friendship: Đâu là tình yêu, đâu là tình bạn.
- While: dùng diễn tả quan hệ thời gian: trong khi; hoặc sự ngược nghĩa giữa 2 mệnh đề: nhưng (= WHEREAS).
Reading while being alone: Đọc truyện khi ở một mình.
- In case/In the event that: dùng diễn tả giả định về một hành động có thể xảy ra trong tương lai – trong trường hợp, phòng khi.
In case of genuine emergency, call 911: Trong trường hợp thực sự khẩn cấp, hãy gọi 911.
Nguyên tắc dùng dấu phẩy (,) với liên từ phụ thuộc: Nếu mệnh đề phụ thuộc đứng trước mệnh đề độc lập thì giữa hai mệnh đề phải sử dụng dấu phẩy. Tuy nhiên khi mệnh đề độc lập đứng trước thì không cần có dấu phẩy giữa hai mệnh đề.
4. Phân biệt cách dùng liên từ với giới từ trong tiếng Anh
Chắc hẳn các bạn cũng đang phân vân, băn khoăn không biết liên từ và giới từ trong tiếng Anh khác nhau ở điểm nào. Hãy cùng tienganhduhoc.vn tìm hiểu chi tiết về sự khác biệt giữa cách dùng liên từ và giới từ trong tiếng Anh nhé.
Sau giới từ không được có một mệnh đề
Sau liên từ có thể có một mệnh đề
Chức năng của liên từ là liên kết hai câu đơn thành một câu ghép. Vậy nên, sau liên từ phải là một mệnh đề hoàn chỉnh.
I can not go out because of the rain: Tôi không thể ra ngoài bởi vì trời mưa.
I can not go out because it’s raining: Tôi không thể ra ngoài bởi vì trời đang mưa.
Xem thêm tại https://ngoainguphuonglan.edu.vn/